Mẫu số 02 giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội mới nhất?
- Mẫu số 02 giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội mới nhất?
- Cập nhật kiến thức công tác xã hội bao gồm những hình thức nào?
- Người hành nghề công tác xã hội phải tham gia đào tạo tối thiểu bao nhiêu tiết học để được cập nhật kiến thức công tác xã hội?
- Quyền nâng cao năng lực chuyên môn công tác xã hội của người hành nghề công tác xã hội là gì?
Mẫu số 02 giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội mới nhất?
Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Dưới đây là Mẫu số 02 giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội:
Tải về Mẫu số 02 giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội Tải về
Lưu ý:
1: Tên cơ quan chủ quản của đơn vị, cơ sở.
2: Tên đơn vị hoặc cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
Đơn vị hoặc cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm lưu trữ tư liệu chứng minh nội dung, thời gian tham gia cập nhật kiến thức công tác xã hội và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận.
Mẫu số 02 giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội mới nhất? (Hình từ Internet)
Cập nhật kiến thức công tác xã hội bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về các hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội như sau:
Điều 34. Cập nhật kiến thức công tác xã hội
1. Người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm cập nhật kiến thức công tác xã hội, phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội, bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác xã hội phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về công tác xã hội.
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xã hội thuộc nội dung hành nghề.
d) Tự cập nhật kiến thức có liên quan đến công tác xã hội và các hình thức khác.
[...]
Như vậy, các hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội, bao gồm:
- Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác xã hội phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.
- Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về công tác xã hội.
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xã hội thuộc nội dung hành nghề.
- Tự cập nhật kiến thức có liên quan đến công tác xã hội và các hình thức khác.
Người hành nghề công tác xã hội phải tham gia đào tạo tối thiểu bao nhiêu tiết học để được cập nhật kiến thức công tác xã hội?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về người hành nghề công tác xã hội như sau:
Điều 34. Cập nhật kiến thức công tác xã hội
[...]
3. Người hành nghề công tác xã hội phải tham gia đào tạo bình quân tối thiểu 24 tiết học/năm hoặc tương đương tối thiểu 120 tiết học/05 năm để được cập nhật kiến thức công tác xã hội trong quá trình hành nghề công tác xã hội. Cơ quan, đơn vị có sử dụng người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề công tác xã hội được cập nhật kiến thức.
[...]
Như vậy, người hành nghề công tác xã hội phải tham gia đào tạo bình quân tối thiểu 24 tiết học/năm hoặc tương đương tối thiểu 120 tiết học/05 năm để được cập nhật kiến thức công tác xã hội trong quá trình hành nghề công tác xã hội.
Cơ quan, đơn vị có sử dụng người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề công tác xã hội được cập nhật kiến thức.
Quyền nâng cao năng lực chuyên môn công tác xã hội của người hành nghề công tác xã hội là gì?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về quyền được nâng cao năng lực chuyên môn công tác xã hội như sau:
Điều 23. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn công tác xã hội
1. Được đào tạo, đào tạo lại phát triển năng lực chuyên môn và cập nhật kiến thức công tác xã hội phù hợp nội dung hành nghề.
2. Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về công tác xã hội.
Như vậy, quyền nâng cao năng lực chuyên môn công tác xã hội của người hành nghề công tác xã hội cụ thể là:
- Được đào tạo, đào tạo lại phát triển năng lực chuyên môn và cập nhật kiến thức công tác xã hội phù hợp nội dung hành nghề.
- Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về công tác xã hội.
Lưu ý: Nghị định 110/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?