Phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT như thế nào?

Phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT? Vùng bắn tóe trên kho chứa nổi được xác định như thế nào?

Phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT?

Quy chuẩn QCVN 70:2024/BGTVT đưa ra các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và quản lý đối với các kho chứa nổi sử dụng trong hoạt động dầu khí trên vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra), thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, sửa chữa và vận hành, khai thác kho chứa nổi.

Căn cứ theo tiết 3.2.5 Tiểu mục 3.2 Mục 3 Phần 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT quy định về kiểu kho chứa nổi như sau:

(1) Kho chứa nổi kiểu tàu (Ship-type floating storage units) là kho chứa nổi có thân chiếm nước, có thể là dạng tàu hoặc dạng sà lan, được thiết kế hay hoán cải thành phương tiện có một hoặc kết hợp các chức năng sản xuất, chứa và xuất dầu khí. Kho chứa nổi kiểu này có thể có hệ thống đẩy và (hoặc) hệ thống định vị.

(2) Kho chứa nổi kiểu giàn có cột ổn định (Column-stabilized floating storage units) là kho chứa nổi có các pông tông chìm, cột ổn định và boong được đỡ bởi các cột. Tính nổi được đảm bảo bởi các pông tông, các cột và các thanh xiên.

(3) Kho chứa nổi kiểu trụ (Spar units) là kho chứa nổi có kết cấu hình trụ chìm một phần trong nước được neo cố định xuống đáy biển bằng hệ thống neo võng thông thường. Các dạng kho chứa nổi kiểu trụ điển hình bao gồm:

- Kho chứa nổi kiểu trụ loại đơn khối (Conventional) là kho chứa nổi kiểu trụ có kết cấu đỡ hình trụ nguyên khối.

- Kho chứa nổi kiểu trụ loại bán dàn (Truss) là kho chứa nổi kiểu trụ mà mặt cắt giữa được cấu tạo bởi các thành phần của khung dàn để liên kết phần thân nổi phía trên (còn gọi là két cứng) với phần thân dưới chứa nước dằn (còn gọi là két mềm).

- Kho chứa nổi kiểu trụ loại đa cột (Cell) là kho chứa nổi kiểu trụ có kết cấu đỡ được cấu thành từ nhiều cột đứng.

Phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT?

Hình 1 - Các kho chứa nổi kiểu trụ điển hình

1) Kho chứa nổi kiểu trụ loại đơn khối;

2) Kho chứa nổi kiểu trụ loại bán dàn;

3) Kho chứa nổi kiểu trụ loại đa cột.

(4) Kho chứa nổi kiểu giàn chân căng (Tension leg platform) là kho chứa nổi được neo xuống đáy biển bằng hệ thống neo căng theo phương pháp loại bỏ hầu hết các chuyển động theo phương thẳng đứng của kết cấu. Các dạng kho chứa nổi kiểu giàn chân căng điển hình bao gồm:

- Kho chứa nổi kiểu giàn chân căng dạng pông tông (Conventional) là dạng kho chứa nổi kiểu giàn chân căng có bốn cột ở bốn góc với một pông tông ngang, mỗi góc bao gồm ba chân căng.

- Kho chứa nổi kiểu giàn chân căng dạng sao biển (Sea Star) là dạng kho chứa nổi kiểu giàn chân căng bao gồm một cột trung tâm với ba kết cấu đỡ chân căng, hai chân căng tại mỗi kết cấu đỡ. Hệ thống neo của kho chứa nổi kiểu giàn chân căng bao gồm sáu chân căng, các đầu nối trên, các đầu nối dưới, các mối nối chuyển tiếp phía trên, các mối nối chuyển tiếp phía dưới và các cọc liên kết bệ móng xuống đáy biển (cọc móng).

- Kho chứa nổi kiểu giàn chân căng dạng đa cột (Moses) là dạng kho chứa nổi kiểu giàn chân căng bao gồm bốn cột bên trong với bốn kết cấu đỡ chân căng, hai chân căng tại mỗi kết cấu đỡ.

Các dạng kho chứa nổi kiểu giàn chân căng điển hình

Hình 2 - Các dạng kho chứa nổi kiểu giàn chân căng điển hình

1) Kho chứa nổi kiểu giàn chân căng dạng pông tông;

2) Kho chứa nổi kiểu giàn chân căng dạng sao biển;

3) Kho chứa nổi kiểu giàn chân căng dạng đa cột.

(5) Các kiểu khác (Other types) có hình dạng mới được chế tạo cho mục đích làm kho chứa nổi.

Phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT?

Phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT như thế nào? (Hình từ Internet)

Vùng bắn tóe trên kho chứa nổi được xác định như thế nào?

Căn cứ theo tiết 3.2.7 Tiểu mục 3.2 Mục 3 Phần 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT quy định về vùng bắn tóe như sau:

(1) Vùng bắn tóe trên kho chứa nổi kiểu giàn chân căng được xác định như sau:

- Giới hạn trên của vùng bắn tóe (trên chiều chìm khai thác): U1 + U2

Trong đó:

U1 = 65% của chiều cao sóng bão trong chu kỳ lặp 1 năm.

U2 = chuyển động của kho chứa nổi.

- Giới hạn dưới của vùng bắn tóe (dưới chiều chìm khai thác): L1 + L2

Trong đó:

L1 = 35% của chiều cao sóng bão trong chu kỳ lặp 1 năm.

L2 = chuyển động của kho chứa nổi.

(2) Vùng bắn tóe trên kho chứa nổi kiểu giàn có cột ổn định hoặc kho chứa nổi kiểu trụ được hiểu là các bề mặt bên ngoài của kho chứa nổi mà theo chu kỳ nằm phía dưới và phía trên mặt nước biển khi kho chứa nổi ở chiều chìm khai thác. Nói chung, vùng này nằm trong khoảng phía trên 5 mét và phía dưới 4 mét của đường nước.

(3) Vùng bắn tóe trên kho chứa nổi phải được xác định và ghi lại để sử dụng trong suốt các đợt kiểm tra và đo thân kho chứa được yêu cầu trong các đợt kiểm tra tuân theo Quy chuẩn này.

Ăn mòn trên kho chứa nổi được phân loại như thế nào?

Căn cứ theo tiết 3.2.17 Tiểu mục 3.2 Mục 3 Phần 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT quy định về phân loại ăn mòn trên kho chứa nổi như sau:

(1) Ăn mòn chủ động (Active Corrosion) là sự tác động bằng phản ứng hóa học hoặc điện hóa dần dần vào kim loại do phản ứng với môi trường và gây ra sự giảm chiều dày vật liệu.

(2) Ăn mòn cho phép (Allowable Corrosion) là giới hạn ăn mòn cho phép đối với kết cấu kho chứa nổi trong một khu vực nhất định.

(3) Ăn mòn quá mức (Excessive Corrosion) là ăn mòn vượt quá giới hạn cho phép.

(4) Phạm vi ăn mòn lớn (Extensive Area of Corrosion) là ăn mòn lớn hơn 70% bề mặt kim loại đang xét bao gồm cả rỗ, và kèm theo bằng chứng về sự suy giảm chiều dày của tấm.

(5) Ăn mòn cục bộ (Localized Corrosion) là ăn mòn có thể tạo ra bởi sự phá hủy cục bộ trên lớp phủ bị hư hỏng, việc chuẩn bị hàn không đầy đủ hoặc tại các khu vực tập trung ứng suất.

(6) Ăn mòn tổng thể (Overall Corrosion) là loại ăn mòn xuất hiện dưới dạng gỉ sét, có thể xảy ra đồng đều trên bề mặt bên trong của khoang, két không được sơn phủ, hoặc nơi lớp sơn phủ bị hư hỏng hoàn toàn. Lớp gỉ sét tiếp tục bị phá vỡ, lộ ra lớp kim loại và bị ăn mòn tấn công. Chiều dày không thể đánh giá bằng mắt được cho đến khi ăn mòn quá mức xuất hiện.

(7) Ăn mòn do rỗ (Pitting corrosion) là ăn mòn cục bộ trên bề mặt kim loại bị giới hạn trong một khu vực nhỏ và có dạng hốc, lỗ.

(8) Ăn mòn đáng kể (Substantial corrosion) là mức độ ăn mòn vượt quá 75% ăn mòn cho phép thông qua việc đánh giá biểu đồ ăn mòn, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

(9) Ăn mòn dạng rãnh (Grooving corrosion), là sự ăn mòn tuyến tính xảy ra tại các vị trí giao cắt kết cấu nơi có nước đọng hoặc chảy qua.

(10) Ăn mòn kim loại hàn (Weld metal corrosion) là sự ăn mòn của lớp kim loại đắp. Nguyên nhân thường gặp nhất của hiện tượng này là sự tác động điện hóa với kim loại cơ bản mà khởi đầu chỉ là rỗ và nó thường xảy ra đối với các mối hàn thủ công.

Lưu ý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2024/BGTVT về phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi có hiệu lực từ ngày 01/02/2025.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về giám sát kỹ thuật trang bị an toàn tàu biển theo TCVN 6278:2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép theo QCVN 51:2017/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải của các công trình dầu khí trên biển theo QCVN 35:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về mùn khoan và dung dịch khoan nền không nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển Việt Nam theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về dung dịch khoan nền nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển theo QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp thử đối với Acid Ascorbic theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-6:2010/BYT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Lê Nguyễn Minh Thy
502 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào