Phương pháp chế biến cụ thể của một số vị thuốc cổ truyền từ 28/10/2024?
Phương pháp chế biến cụ thể của một số vị thuốc cổ truyền từ 28/10/2024?
Ngày 06/9/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 14/2024/TT-BYT về chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền.
Theo đó, căn cứ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BYT quy định phương pháp chế biến cụ thể của một số vị thuốc cổ truyền từ 28/10/2024 cụ thể như sau:
Tải toàn bộ Phương pháp chế biến cụ thể của một số vị thuốc cổ truyền từ 28/10/2024
Phương pháp chế biến cụ thể của một số vị thuốc cổ truyền từ 28/10/2024? (Hình từ Internet)
07 phương pháp sơ chế dược liệu, vị thuốc cổ truyền 2024?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BYT quy định 07 phương pháp sơ chế dược liệu, vị thuốc cổ truyền 2024 cụ thể như sau:
Phương pháp 1: Phương pháp loại tạp
- Mục đích:
+ Loại bỏ những bộ phận không dùng, không đủ tiêu chuẩn làm thuốc;
+ Loại những bộ phận gây ra tác dụng không mong muốn;
+ Loại bỏ những tạp chất lẫn vào trong quá trình phơi sấy và tạp chất độc;
+ Tạo ra sự đồng đều về mặt kích thước.
- Kỹ thuật sơ chế: Tiến hành loại bỏ các bộ phận không dùng làm thuốc (rễ phụ, đầu rễ, lõi rễ, lông, lớp bần...).
Phương pháp 2: Phương pháp rửa
- Mục đích:
+ Làm sạch dược liệu;
+ Làm mềm dược liệu;
+ Khử mùi hôi tanh của một số dược liệu (dùng nước sắc của một số dược liệu có tinh dầu);
+ Giảm tác dụng không mong muốn.
- Kỹ thuật sơ chế: Rửa bằng nước sinh hoạt để loại bỏ tạp cơ học (đất, cát, sỏi...). Có thể rửa 1 – 3 lần tùy từng loại dược liệu. Để ráo nước, phơi, sấy đến khi khô.
Phương pháp 3: Phương pháp ngâm
- Mục đích:
+ Làm mềm dược liệu để dễ thái, chặt và chế biến;
+ Loại muối bám vào dược liệu, loại tạp chất;
+ Giảm độc tính, loại nhớt ngứa, giảm tác dụng không mong muốn - Tăng dẫn thuốc vào kinh.
- Kỹ thuật sơ chế: Rửa sạch dược liệu, sau đó ngâm dược liệu ngập trong nước (thưởng để nước ngấm vào khoảng 3/10 dược liệu).
Thời gian ngâm tùy thuộc vào bản chất, kích thước, mục đích sử dụng và nhiệt độ của mùa. Quá trình ngầm phải thường xuyên khuấy đảo và hay nước nhiều lần.
Phương pháp 4: Phương pháp ủ
- Mục đích:
+ Làm mềm dược liệu để dễ thái, chặt;
+ Lên men được liệu;
+ Làm thơm dược liệu;
+ Tạo dáng ngay sau thu hái;
+ Để phụ liệu ngấm vào được liệu.
- Kỹ thuật sơ chế: Rửa sạch dược liệu, cho vào trong thiết bị kín để ủ, trong quá trình ủ đảo đều hoặc phun nước, phụ liệu đến khi đạt yêu cầu. Lấy ra, để ráo nước.
Phương pháp 5: Phương pháp thái phiến, cắt đoạn
- Mục đích: Phân chia dược liệu đến kích thước thích hợp.
- Kỹ thuật sơ chế: Rửa, ngâm, ủ hoặc làm mềm dược liệu trước khi thái phiến, cắt đoạn.
Tùy theo đặc tính của dược liệu và yêu cầu riêng, tiến hành thái phiến hoặc cắt đoạn dược liệu bằng các thiết bị phù hợp đến kích thước thích hợp.
Phương pháp 6: Phương pháp phơi
- Mục đích: Làm khô dược liệu, bảo quản được liệu.
- Kỹ thuật sơ chế:
+ Phơi âm can (không trực tiếp dưới nắng): áp dụng đối với các dược liệu chứa tinh dầu.
Dược liệu sau khi thái, cắt được tài đều ra khay, tiến hành phơi dưới bóng mát, nơi thoáng gió đến khi đạt độ ẩm thích hợp.
+ Phơi trực tiếp dưới nắng: áp dụng đối với tất cả các dược liệu, trừ dược liệu chứa tinh dầu.
Dược liệu sau khi thái, cắt được tãi đều ra khay, tiến hành phơi ngoài trời nắng đến khi đạt độ ẩm thích hợp.
Phương pháp 7: Phương pháp sấy
- Mục đích: Làm khô dược liệu, bảo quản dược liệu.
- Kỹ thuật sơ chế: Cho dược liệu vào các khay sấy, cài đặt nhiệt độ, thời gian cho phù hợp từng loại dược liệu. Sấy đến khi đạt độ ẩm thích hợp.
Hướng dẫn sử dụng phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền theo Thông tư 14/2024/TT-BYT?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2024/TT-BYT có quy định cụ thể như sau:
Điều 4. Hướng dẫn sử dụng
1. Phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này làm căn cứ để cơ sở xây dựng quy trình sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
2. Trường hợp cơ sở sử dụng phương pháp chế biến chưa có hoặc chưa dược quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này thì cơ sở tham khảo phương pháp chế biến được ghi trong Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển các nước trên thế giới hoặc trong sách đào tạo dược sĩ, bác sĩ y học cổ truyền để xây dựng phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại cơ sở và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của sản phẩm sau chế biến.
Theo đó, hướng dẫn sử dụng phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền theo Thông tư 14/2024/TT-BYT như sau:
- Phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BYT làm căn cứ để cơ sở xây dựng quy trình sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
- Trường hợp cơ sở sử dụng phương pháp chế biến chưa có hoặc chưa dược quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BYT thì cơ sở tham khảo phương pháp chế biến được ghi trong Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển các nước trên thế giới hoặc trong sách đào tạo dược sĩ, bác sĩ y học cổ truyền để xây dựng phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại cơ sở và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của sản phẩm sau chế biến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu 2024 dành cho Bí thư?
- Hướng dẫn cách cho điểm khám thị lực đi nghĩa vụ quân sự 2025?
- Có những loại dịch vụ công trực tuyến nào trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử nào?
- Hướng dẫn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý mới nhất năm 2024?
- Tải về Mẫu báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học mới nhất 2024?