Mã Chương 757 tiểu mục 4944 là gì? Quy định về Mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Chương?
Mã Chương 757 tiểu mục 4944 là gì?
Căn cứ Phụ lục 1 Danh mục mã chương ban hành kèm theo Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định mã Chương 757 như sau:
Mã số | Tên | Ghi chú |
... | ... | ... |
Chương thuộc cấp huyện | Giá trị từ 600 đến 799 | |
... | ... | ... |
757 | Hộ gia đình, cá nhân | |
758 | Các đơn vị kinh tế hỗn hợp có vốn nhà nước trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ | |
759 | Các đơn vị có vốn nhà nước chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống | |
760 | Các quan hệ khác của ngân sách | |
799 | Các đơn vị khác | |
... | ... | ... |
Căn cứ Phụ lục 3 Danh mục mã mục, tiểu mục ban hành kèm theo Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định tiểu mục 4944 như sau:
Mã số Mục | Mã số Tiểu mục | Tên gọi | Ghi chú | |
... | ... | ... | ... | ... |
Tiểu nhóm 0121: | Thu chuyển giao ngân sách | |||
... | ... | ... | ... | ... |
Mục | 4900 | Các khoản thu khác | ||
Tiểu mục | ... | ... | ... | ... |
4944 | Tiền chậm nộp các khoản khác điều tiết 100% ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật do ngành thuế quản lý | |||
4945 | Tiền chậm nộp các khoản khác theo quy định của pháp luật do ngành hải quan quản lý | |||
4946 | Tiền chậm nộp các khoản khác điều tiết 100% ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật do ngành khác quản lý | |||
... | ... | ... | ... | ... |
Như vậy, Mã chương 757 là chương thuộc cấp huyện tên Hộ gia đình, cá nhân; Tiểu mục 4944 thuộc mục 4900 là Tiền chậm nộp các khoản khác điều tiết 100% ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật do ngành thuế quản lý.
Mã Chương 757 tiểu mục 4944 là gì? Quy định về Mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Chương? (Hình từ Internet)
Mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Chương được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 2. Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Chương”
1. Nội dung phân loại
Chương dùng để phân loại thu, chi ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được tổ chức quản lý ngân sách riêng. Mỗi cấp ngân sách bố trí một Chương đặc biệt (Các quan hệ khác của ngân sách) để phản ánh các khoản thu, chi ngân sách không thuộc dự toán giao cho các cơ quan, tổ chức.
2. Mã số hóa nội dung phân loại
a) Chương được mã số hóa theo 3 ký tự theo từng cấp quản lý: Đối với cơ quan ở cấp trung ương, mã số từ 001 đến 399; đối với cơ quan ở cấp tỉnh, mã số từ 400 đến 599; đối với cơ quan ở cấp huyện, mã số từ 600 đến 799; đối với cơ quan cấp xã, mã số từ 800 đến 989.
b) Cách thức bố trí
Đối với cơ quan chủ quản hoặc đơn vị, tổ chức kinh tế được bố trí mã riêng cho từng cơ quan chủ quản hoặc đơn vị, tổ chức kinh tế; các đơn vị trực thuộc cơ quan chủ quản (hoặc thuộc đơn vị, tổ chức kinh tế cấp trên) được sử dụng mã Chương của cơ quan chủ quản (đơn vị, tổ chức kinh tế cấp trên).
Đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân độc lập, có cùng tính chất được bố trí mã Chương chung cho các đơn vị.
[...]
Theo đó, mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Chương được quy định như sau:
- Chương được mã số hóa theo 3 ký tự theo từng cấp quản lý: Đối với cơ quan ở cấp trung ương, mã số từ 001 đến 399; đối với cơ quan ở cấp tỉnh, mã số từ 400 đến 599; đối với cơ quan ở cấp huyện, mã số từ 600 đến 799; đối với cơ quan cấp xã, mã số từ 800 đến 989.
- Cách thức bố trí
Đối với cơ quan chủ quản hoặc đơn vị, tổ chức kinh tế được bố trí mã riêng cho từng cơ quan chủ quản hoặc đơn vị, tổ chức kinh tế; các đơn vị trực thuộc cơ quan chủ quản (hoặc thuộc đơn vị, tổ chức kinh tế cấp trên) được sử dụng mã Chương của cơ quan chủ quản (đơn vị, tổ chức kinh tế cấp trên).
Đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân độc lập, có cùng tính chất được bố trí mã Chương chung cho các đơn vị.
Mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Mục và Tiểu mục được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 4. Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Mục và Tiểu mục”
[...]
2. Mã số hóa nội dung phân loại
a) Mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị là số chẵn theo hàng chục, bao gồm Mục trong cân đối và Mục ngoài cân đối.
- Mục trong cân đối bao gồm: Mục thu, Mục chi ngân sách nhà nước và Mục chuyển nguồn giữa các năm ngân sách.
- Mục ngoài cân đối bao gồm: Mục vay và trả nợ gốc vay của ngân sách nhà nước, Mục tạm thu và Mục tạm chi.
b) Tiểu mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9, trong đó giá trị 9 cuối cùng trong khoảng của Mục dùng chỉ tiểu mục khác (hạch toán khi có hướng dẫn cụ thể). Các Tiểu mục thu, chi được bố trí trong khoảng 50 giá trị liền sau của Mục thu, chi trong cân đối tương ứng. Riêng các Mục vay và trả nợ gốc vay khoảng cách là 20 giá trị.
[...]
Theo đó, Mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Mục và Tiểu mục gồm:
- Mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị là số chẵn theo hàng chục, bao gồm Mục trong cân đối và Mục ngoài cân đối.
+ Mục trong cân đối bao gồm: Mục thu, Mục chi ngân sách nhà nước và Mục chuyển nguồn giữa các năm ngân sách.
+ Mục ngoài cân đối bao gồm: Mục vay và trả nợ gốc vay của ngân sách nhà nước, Mục tạm thu và Mục tạm chi.
- Tiểu mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9, trong đó giá trị 9 cuối cùng trong khoảng của Mục dùng chỉ tiểu mục khác (hạch toán khi có hướng dẫn cụ thể). Các Tiểu mục thu, chi được bố trí trong khoảng 50 giá trị liền sau của Mục thu, chi trong cân đối tương ứng. Riêng các Mục vay và trả nợ gốc vay khoảng cách là 20 giá trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân sách nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?