Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu quy định của Đảng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 tỉnh Ninh Thuận?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu quy định của Đảng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 tỉnh Ninh Thuận?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu quy định của Đảng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 tỉnh Ninh Thuận?

Căn cứ theo Thể lệ Cuộc thi, thông tin chi tiết Cuộc thi Tìm hiểu quy định của Đảng, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 tỉnh Ninh Thuận như sau:

- Đối tượng dự thi: cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên và người dân (từ đủ 18 tuổi trở lên) cư trú trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Thời gian thi: từ 8 giờ ngày 10/9/2024 đến 17 giờ ngày 29/9/2024.

- Hình thức thi: trắc nghiệm trực tuyến trên Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Ninh Thuận tại địa chỉ https://pbgdpl.ninhthuan.gov.vn/

Dưới đây là đáp án Cuộc thi Tìm hiểu quy định của Đảng, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 tỉnh Ninh Thuận có thể tham khảo:

1: Thế nào là tham nhũng: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong cơ quan hành chính nhà nước trong trường hợp nào: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trực tiếp.

3: Có bao nhiêu nội dung chỉ đạo trong công tác phòng, chống tiêu cực theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: 09

4: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ban hành Hướng dẫn 25-HD/TW ngày 01/8/2022 một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực có bao nhiêu nhóm hành vi tiêu cực cần được tập trung phòng, chống: 19

5: Có bao nhiêu nhóm hành vi tiêu cực chỉ đạo phòng chống: 19 nhóm hành vi.

6: Theo Quy định 67-0Đ/TW ngày 02/6/2022 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quy chế làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nội dung nào sau đây là nội dung đúng: Bí Thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch MTTQVN tỉnh, Chỉ huy trưởng Quân dự tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh án TAND tỉnh, Viện trưởng VKND tỉnh, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Giám Đốc Sở Tư pháp, Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy.

7: Theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tiêu cực sau:

- Trực tiếp chỉ đạo xử lý đối với các vụ án, vụ việc tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.

- Liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy quản lý (theo phân cấp của Bộ Chính trị).

- Các vụ án, vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm do Ban Chỉ đạo Trung ương. Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương giao hoặc được các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương đề nghị Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo xử lý.

8: Trách nhiệm của cơ quan được đề nghị hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ người tổ như thế nào: Khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu của người giải quyết tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo, người được bảo vệ.

9: Pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí như thế nào: Bảo vệ bí mật các thông tin cá nhân liên quan đến người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí; Cơ quan, tổ chức nơi xử lý thông tin phát hiện lãng phí phối hợp với cơ quan công an nơi người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí cư trú, làm việc, học tập và cơ quan, tổ chức có liên quan khác tổ chức các hoạt động phối hợp để bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí; Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người, tài sản của người cung cấp thông tin; Trường hợp cấp bách thực hiện di chuyển tạm thời người cung cấp thông tin đến nơi an toàn.

10: Khái niệm về tiêu cực là những hành vi trái với Điều lệ, cương lĩnh, nghị quyết, quy chế, quy định, chỉ thị, kết luận ... của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ của Mặt trận tổ quốc Việt nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước... ? Vậy những người sau đây là chủ thể của tiêu cực: Đảng viên, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý

11: Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như thế nào: Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật; Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật. Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.

12: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thành lập vào năm nào: 2013

13: Việc ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác được Luật Phòng, chống tham nhũng quy định như thế nào: Định kỳ hằng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ; Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.

14 Đối tượng phòng, chống tiêu cực là gì: Trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.

15: Có bao nhiêu hình thức công khai về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: 8 hình thức.

16: Người kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ kê khai như thế nào: Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.

17 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong cơ quan hành chính nhà nước trong trường hợp nào: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

18: Có bao nhiêu Nội dung chỉ đạo về công tác phòng chống tiêu cực: 9 Nội dung.

19 Có bao nhiêu nhóm hành vi tiêu cực cần tập trung chỉ đạo phòng, chống theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: 19

20 Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW về một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ban hành vào năm nào: Năm 2022

Xem chi tiết Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu quy định của Đảng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 tỉnh Ninh Thuận:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/10092024/quy-dinh-dang%20(1).jpg

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu quy định của Đảng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 tỉnh Ninh Thuận? (Hình từ Internet)

Học sinh cấp 3 có được xét kết nạp vào Đảng không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 hướng dẫn như sau:

Điều 1.
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Căn cứ theo Mục 1 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 hướng dẫn như sau:

1. Điều 1 (Khoản 2): Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng
1.1. Về tuổi đời.
1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
1.2. Về trình độ học vấn.
1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

Theo đó, một trong những điều kiện để được xét kết nạp vào Đảng đó là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên và có bằng tốt nghiệp cấp 2 trở lên. Do đó, học sinh cấp 3 đã đủ 18 tuổi trở lên tính đến thời điểm xét kết nạp Đảng thì có thể được xét kết nạp vào Đảng.

Còn đối với người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

Đảng viên có nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, Đảng viên có nhiệm vụ dưới đây:

- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Phòng chống tham nhũng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống tham nhũng
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức theo Chỉ thị của Ban Bí thư mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặt điều kiện đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự có phải là hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp phải hoàn thành việc kê khai tài sản thu nhập trước ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh sợ trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc BYT thường có biểu hiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là gì theo Hướng dẫn 97-HD/BTGTW?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong công tác phòng chống tham nhũng, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ phê duyệt nội dung và ban hành kế hoạch xác minh hằng năm vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Chính trị quy định cấm bố trí người thân cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những biểu hiện của hành vi tham nhũng vặt hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống tham nhũng
Nguyễn Thị Kim Linh
4,820 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào