Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 tỉnh Yên Bái năm 2024?
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 tỉnh Yên Bái năm 2024?
Căn cứ theo Thể lệ Cuộc thi, thông tin về Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 tỉnh Yên Bái năm 2024 cụ thể như sau:
- Đối tượng dự thi: Cá nhân là công dân Việt Nam từ 11 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trừ những người là thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ thư ký, cán bộ phụ trách kỹ thuật của hệ thống phần mềm của cuộc thi này không được tham gia dự thi.
- Thời gian thi: Từ ngày 01/9/2024 đến hết ngày 15/9/2024.
- Hình thức thi: trắc nghiệm trực tuyến trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp tại địa chỉ: https://sotuphap.yenbai.gov.vn và truy cập vào banner để tham gia thi.
Dưới đây là đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 tỉnh Yên Bái năm 2024 có thể tham khảo:
Câu hỏi số 1: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục trong phòng, chống bạo lực gia đình: Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu hỏi số 2: Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Câu hỏi số 3: Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức vào thời gian nào: Tháng 6.
Câu hỏi số 4: Hoà giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì: Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là việc người tiến hành hòa giải hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình để không làm phát sinh, tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
Câu hỏi số 5: Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì bị xử lý như thế nào: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi số 6: Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu hỏi số 7: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào: Ngày 01/7/2023.
Câu hỏi số 8: Chủ thể nào có trách nhiệm tổ chức các biện pháp bảo vệ người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Câu hỏi số 9: Hành vi đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu hỏi số 10: Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện với người bao nhiêu tuổi trở lên: Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu hỏi số 11: Biện pháp nào sau đây là biện pháp bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình?
- Thực hiện công việc phục vụ người bị bạo lực.
- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
- Thực hiện công việc phục vụ gia đình.
Câu hỏi số 12: Hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Câu hỏi số 13: Đối tượng nào sau đây được tập trung tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình?
- Người bị bạo lực gia đình.
- Người có hành vi bạo lực gia đình.
- Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Câu hỏi số 14: Cơ sở nào sau đây là cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình?
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
- Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu hỏi số 15: Chủ thể sau đây phải bố trí nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình: Chủ tịch UBND xã.
Câu hỏi số 16: Hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Câu hỏi số 17: Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào sau đây?
- Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối.
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.
Câu hỏi số 18: Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp dịch vụ nào sau đây?
- Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình.
- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình.
- Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu hỏi số 19: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm nào sau đây: Tiếp nhận, sàng lọc, phân loại, chăm sóc, điều trị người bệnh là người bị bạo lực gia đình
Câu hỏi số 20: Nội dung nào sau đây là trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình: Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối.
Xem chi tiết Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 tỉnh Yên Bái năm 2024:
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 tỉnh Yên Bái năm 2024? (Hình từ Internet)
07 nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, có 07 nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình đó là:
- Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
- Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.
- Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.
- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
- Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Thành viên gia đình có trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình đó là:
- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?