Các công trình xây dựng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn khi tiếp cận theo QCVN 10:2024/BXD?
- Người gặp khó khăn khi tiếp cận được hiểu như thế nào?
- Các công trình xây dựng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn khi tiếp cận theo QCVN 10:2024/BXD?
- Để đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn, những yếu tố nào cần quan tâm khi thiết kế lối thoát nạn trong quá trình xây dựng công trình?
Người gặp khó khăn khi tiếp cận được hiểu như thế nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 1.4.1 Mục 1.4 QCVN 10:2024/BXD quy định cụ thể như sau:
1.4 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1
Người gặp khó khăn khi tiếp cận
Người cao tuổi bị suy giảm các chức năng của cơ thể, người tạm thời gặp khó khăn trong di chuyển, người khuyết tật.
CHÚ THÍCH: Đối tượng người khuyết tật được đề cập quy định tại quy chuẩn này bao gồm: người khuyết tật vận động; người khuyết tật nghe, nói; người khuyết tật nhìn.
1.4.2
Người cao tuổi bị suy giảm các chức năng của cơ thể
Người từ đủ 60 tuổi trở lên khi bị lão hóa dẫn đến suy giảm các chức năng vận động, nghe, nhìn.
1.4.3
Người tạm thời gặp khó khăn trong di chuyển
Phụ nữ mang thai, người có con nhỏ đẩy xe nôi, người bệnh, người đang bị chấn thương dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
[...]
Như vậy, người gặp khó khăn khi tiếp cận được hiểu là người cao tuổi bị suy giảm các chức năng của cơ thể, người tạm thời gặp khó khăn trong di chuyển, người khuyết tật.
* Đối tượng người khuyết tật được đề cập quy định tại quy chuẩn này bao gồm: người khuyết tật vận động; người khuyết tật nghe, nói; người khuyết tật nhìn.
Các công trình xây dựng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn khi tiếp cận theo QCVN 10:2024/BXD? (Hình từ Internet)
Các công trình xây dựng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn khi tiếp cận theo QCVN 10:2024/BXD?
Căn cứ tại Tiểu mục 1.1.2 Mục 1.1 QCVN 10:2024/BXD quy định cụ thể như sau:
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng để đảm bảo người gặp khó khăn khi tiếp cận có thể tiếp cận sử dụng.
CHÚ THÍCH: Đối với các công trình di tích cần phải bảo tồn, công trình cũ không đủ điều kiện để cải tạo phải có các giải pháp trợ giúp người gặp khó khăn khi tiếp cận.
1.1.2 Các công trình xây dựng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn khi tiếp cận bao gồm:
a) Nhà chung cư;
b) Công trình công cộng:
- Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu;
- Công trình trụ sở, văn phòng làm việc;
- Công trình y tế;
- Công trình thể thao;
- Công trình văn hóa;
- Công trình thương mại, dịch vụ.
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Công trình giao thông đô thị: nhà ga, bến tàu, bến xe, đường và hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt bộ hành;
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh công cộng, công viên, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet công cộng).
Như vậy, các công trình xây dựng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn khi tiếp cận bao gồm:
(1) Nhà chung cư;
(2) Công trình công cộng:
- Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu;
- Công trình trụ sở, văn phòng làm việc;
- Công trình y tế;
- Công trình thể thao;
- Công trình văn hóa;
- Công trình thương mại, dịch vụ.
(3) Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Công trình giao thông đô thị: nhà ga, bến tàu, bến xe, đường và hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt bộ hành;
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh công cộng, công viên, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet công cộng).
Để đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn, những yếu tố nào cần quan tâm khi thiết kế lối thoát nạn trong quá trình xây dựng công trình?
Căn cứ tại Mục 2.6 QCVN 10:2024/BXD quy định cụ thể như sau:
2.6 Thoát nạn
2.6.1 Hệ thống báo động
2.6.1.1 Hệ thống báo động dùng để thông báo và chỉ dẫn về các khu vực chờ cứu hộ và lối thoát hiểm phải bằng cả âm thanh và hình ảnh, có đèn hiệu nhấp nháy để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
2.6.1.2 Hệ thống báo động phải được bố trí tại các khu vực như phòng ở, phòng họp, phòng khán giả, lối đi, sảnh, hành lang và các không gian sử dụng công cộng khác.
2.6.1.3 Khi sử dụng thông báo bằng loa phải đảm bảo cường độ âm thanh lớn hơn độ ồn tối thiểu +5 dB. Cường độ âm thanh chuông báo khẩn cấp phải cao hơn cường độ âm thanh môi trường tối thiểu +15 dB nhưng không vượt quá 120 dB.
2.6.2 Lối thoát nạn
2.6.2.1 Phải bố trí vùng an toàn cho người gặp khó khăn khi tiếp cận tuân thủ quy định tại QCVN 06:2022/BXD. Vùng an toàn phải gắn trực tiếp với cầu thang thoát nạn và phải có biển báo, biển chỉ dẫn và hệ thống liên lạc hai chiều bằng cả hình ảnh và âm thanh.
2.6.2.2 Lối thoát nạn dẫn đến cầu thang thoát nạn phải tuân thủ quy định tại QCVN 06:2022/BXD.
Như vậy, để đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn, những yếu tố cần quan tâm khi thiết kế lối thoát nạn trong quá trình xây dựng công trình như sau:
- Phải bố trí vùng an toàn cho người gặp khó khăn khi tiếp cận tuân thủ quy định tại QCVN 06:2022/BXD.
Vùng an toàn phải gắn trực tiếp với cầu thang thoát nạn và phải có biển báo, biển chỉ dẫn và hệ thống liên lạc hai chiều bằng cả hình ảnh và âm thanh.
- Lối thoát nạn dẫn đến cầu thang thoát nạn phải tuân thủ quy định tại QCVN 06:2022/BXD.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?