Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động dùng cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất 2024?
- Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động dùng cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất 2024?
- Doanh nghiệp có được trả lương người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?
- Người lao động có được khiếu nại khi doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?
Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động dùng cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất 2024?
Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động dùng cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất 2024 là Mẫu số S2-DNSN tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.
Dưới đây là mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của NLĐ dùng cho doanh nghiệp siêu nhỏ:
Tải về mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của NLĐ dùng cho doanh nghiệp siêu nhỏ:
Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động dùng cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được trả lương người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo thỏa thuận giữa các bên , bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Người lao động có được khiếu nại khi doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Đối chiếu với quy định trên, người lao động có quyền khiếu nại khi doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần đầu cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần 2 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để hỗ trợ giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?