Đáp án tuần 4 Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính năm 2024 huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa?
Đáp án tuần 4 Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính năm 2024 huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa?
Căn cứ theo Thể lệ Cuộc thi Tại đây, thông tin chi tiết Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính năm 2024 huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa như sau:
- Đối tượng dự thi:
+ Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa.
+ Học sinh, Công dân Việt Nam hiện đang sinh sống, công tác, học tập trên địa bàn huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa.
Trừ thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ thư ký, Tổ giúp việc, Tổ ra đề thi không được tham gia cuộc thi.
- Thời gian thi: diễn ra trong 04 tuần:
+ Tuần 1: Từ 08h00 ngày 12/8/2024 đến 07h00 ngày 19/8/2024.
+ Tuần 2: Từ 08h00 ngày 19/8/2024 đến 07h00 ngày 26/8/2024.
+ Tuần 3: Từ 08h00 ngày 26/8/2024 đến 07h00 ngày 02/9/2024.
+ Tuần 4: Từ 08h00 ngày 02/9/2024 đến 07h00 ngày 09/9/2024.
- Hình thức thi: trắc nghiệm trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của huyện tại địa chỉ https://nhuthanh thanhhoa.gov.vn vào banner Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính.
Dưới đây là đáp án tuần 4 Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính năm 2024 huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa có thể tham khảo:
1.Theo Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế, cá nhân có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ: 01 bộ.
2.Theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014, cơ quan nào sau đây có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em mới sinh là công dân Việt Nam cư trú trong nước: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
3.Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, đến năm 2025, tỷ lệ tối thiểu thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời là bao nhiêu: 90%
4.Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu ngày làm việc: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5.Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, tích hợp, cắt giảm mạnh các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ không cần thiết hoặc có nội dung thông tin trùng lặp dựa vào cơ sở nào: Ứng dụng các công nghệ số, các cơ sở dữ liệu sẵn có.
6.Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ quy định về ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp như thế nào: Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật.
7.Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
- Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền.
- Quá trình giải quyết thủ tục hành chính được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân.
8.Theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ, cơ quan nào có trách nhiệm kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công Quốc gia phục vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính: Kho bạc Nhà nước.
9.Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, các loại giấy tờ nào được từng bước thay thế khi tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để công dân chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID): Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức.
10.Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đâu là nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại Đề án: Thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để làm giàu, cập nhật, bổ sung, kết nối, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
11.Theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ “Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính” được hiểu như thế nào: Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính.
12.Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cụ thể mang lại cho cấp xã là gì: Bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả trong việc đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân của công dân và thực hiện an sinh xã hội trên cơ sở triển khai giải pháp dùng chung hạ tầng của ngành Công an.
13.Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đâu là tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến được nêu tại Mục tiêu cụ thể năm 2022 của Đề án ban hành kèm theo Quyết định này: Hoàn thành tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số Chứng minh nhân dân (9 số) với Căn cước công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để 100% tài khoản định danh điện tử của cá nhân đã được tạo lập bởi Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh thực hiện được việc xác thực với danh tính điện tử do Bộ Công an cung cấp.
14.Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ: Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền.
15.Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, nhiệm vụ đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính được định hướng như thế nào: Cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.
16.Theo Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế, cơ quan nào là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết liên thông các thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi: UBND cấp xã.
17.Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định người yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính phải có trách nhiệm như thế nào: Chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
18.Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đâu là mục tiêu cụ thể giai đoạn 2025-2030: 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp bộ, tỉnh; 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
19.Theo Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế khi công dân thực hiện thủ tục khai sinh, đăng ký cư trú, xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi nhận được những kết quả nào sau đây: Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi.
20.Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2030 là gì: Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.
Đáp án tuần 4 Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính năm 2024 huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa? (Hình từ Internet)
Mục tiêu đến năm 2030 của cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2030 là gì?
Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 2 Mục 3 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021, mục tiêu đến năm 2030 của cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2030 đó là:
+ 100% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.
+ Tối thiểu 90% thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương, có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đồng thời, hoàn thành việc tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 80%.
+ 90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
+ Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 90%.
+ Môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu.
Mục tiêu đến năm 2025 của xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số giai đoạn 2021-2030 là gì?
Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 6 Mục 3 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021, mục tiêu đến năm 2025 của xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số giai đoạn 2021-2030 gồm:
+ 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc.
+ 100% Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
+ 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
+ 80% các hệ thống thông tin của bộ, ngành, địa phương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, không phải cung cấp lại.
+ 100% hệ thống báo cáo của các bộ, ngành, địa phương được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
+ Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: 100% cấp tỉnh, 80% cấp huyện thực hiện họp thông qua Hệ thống này đối với các cuộc họp của Ủy ban nhân dân.
+ 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
+ 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
+ 100% bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành Phân hệ theo dõi nhiệm vụ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, bảo đảm hiển thị theo thời gian thực.
+ Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cải cách hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.