Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi là gì?

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi là gì?

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi là gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi như sau:

Điều 7. Chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
[...]
3. Điều kiện được hỗ trợ
a) Cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành và đang hoạt động trong khu vực không được phép chăn nuôi thuộc diện phải di dời theo quy định hiện hành.
b) Người được đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác phải có chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo do cơ sở đào tạo cấp và cam kết thực hiện nghề đã được đào tạo chuyển đổi ít nhất 05 năm sau khi được nhận hỗ trợ.
c) Việc hỗ trợ đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm b, c và d khoản 2 Điều này được thực hiện sau khi cơ sở chăn nuôi đã hoàn thành việc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi hoặc ngừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi là:

- Cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi 2018 có hiệu lực thi hành và đang hoạt động trong khu vực không được phép chăn nuôi thuộc diện phải di dời theo quy định hiện hành.

- Người được đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác phải có chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo do cơ sở đào tạo cấp và cam kết thực hiện nghề đã được đào tạo chuyển đổi ít nhất 05 năm sau khi được nhận hỗ trợ.

- Việc hỗ trợ đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm b, c và d khoản 2 Điều 7 Nghị định 106/2024/NĐ-CP được thực hiện sau khi cơ sở chăn nuôi đã hoàn thành việc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi hoặc ngừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều kiện để được hỗ trợ chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi là gì?

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi là gì? (Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân có cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày 01/01/2020 đang hoạt động tại khu vực không được phép chăn nuôi thì được hỗ trợ thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định đối tượng được hỗ trợ chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi như sau:

Điều 7. Chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
1. Đối tượng được hỗ trợ
Tổ chức, cá nhân có cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành và đang hoạt động tại khu vực không được phép chăn nuôi được hỗ trợ di dời đến địa điểm mới phù hợp hoặc ngừng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề.
[...]

Như vậy, tổ chức, cá nhân có cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi 2018 có hiệu lực thi hành và đang hoạt động tại khu vực không được phép chăn nuôi được hỗ trợ:

- Di dời đến địa điểm mới phù hợp;

- Ngừng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề.

Nuôi động vật làm cảnh trong khu vực không được phép chăn nuôi có bị nghiêm cấm không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi như sau:

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
[...]

Theo đó, chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, nuôi động vật làm cảnh trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố sẽ không bị nghiêm cấm nếu đáp ứng điều kiện không gây ô nhiễm môi trường.

Lưu ý: Nghị định 106/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/9/2024.

Chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chăn nuôi
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nên làm gì khi hàng xóm chăn nuôi gây mùi hôi thối?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chăn nuôi
Lê Nguyễn Minh Thy
519 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào