Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào?
- Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào?
- Hình thức người lao động tham gia ý kiến tại doanh nghiệp nhà nước gồm những hình thức nào?
- Những nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định bao gồm gì?
Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 73 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ở doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo định kỳ hằng năm;
Tổ chức đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên hoặc trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật để chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
- Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hình thức người lao động tham gia ý kiến tại doanh nghiệp nhà nước gồm những hình thức nào?
Theo Điều 72 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định hình thức người lao động tham gia ý kiến tại doanh nghiệp nhà nước gồm:
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
(1) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
(2) Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
(3) Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;
(4) Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
(5) Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Những nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định bao gồm gì?
Theo khoản 1 Điều 71 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Điều 71. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến
1. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định bao gồm:
a) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
b) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;
c) Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
d) Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến;
đ) Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;
e) Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
2. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến theo đề nghị của tổ chức đại diện người lao động bao gồm:
a) Nội dung, hình thức thỏa ước lao động tập thể;
b) Nội dung, hình thức đối thoại tại doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, những nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định bao gồm:
- Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
- Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;
- Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến;
- Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;
- Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?