Quy định viết hoa trong văn bản của Đảng mới nhất năm 2024?
Quy định viết hoa trong văn bản của Đảng mới nhất năm 2024?
Theo đó, quy định viết hoa trong văn bản của Đảng quy định tại Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019 áp dụng với các văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng (bao gồm văn bản do Văn phòng Trung ương Đảng, các đơn vị trực thuộc và các tổ chức, đoàn thể của Văn phòng Trung ương Đảng phát hành); được áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.
*Lưu ý: Văn bản tiếng nước ngoài, văn bản chuyên ngành không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019
Quy định viết hoa trong văn bản của Đảng tại Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019 có các nội dung như sau:
[1] Viết hoa vì phép đặt câu:
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết trong các trường hợp sau: Đầu dòng văn bản; đầu câu sau dấu chấm (.) khi bắt đầu một câu mới; đầu câu sau dấu chấm hỏi (?); đầu câu sau dấu chấm than (!); đầu câu trong ngoặc kép (khi trích dẫn nguyên văn câu của tác giả, tác phẩm, nghị quyết, chỉ thị...); sau dấu hai chấm (:) của các đề mục/vấn đề (có thể xuống dòng hoặc không xuống dòng).
[2] Viết hoa tên người gồm:
- Tên người thông thường (bao gồm cả họ tên thật, tên tự, tên hiệu, chữ đệm, bí danh v.v...): Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng dấu gạch nối.
- Tên người được kết hợp bởi một danh từ chung với một danh từ riêng chỉ tên gọi: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
[3] Viết hoa tên địa danh gồm:
*Tên đơn vị hành chính:
- Tên riêng đơn vị hành chính: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng của đơn vị hành chính đó.
- Tên đơn vị hành chính được kết hợp giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, quận, xã, phường) với tên riêng: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên riêng của các cơ quan, địa phương đó (theo các văn bản của Nhà nước đã ban hành), không dùng dấu gạch nối; không viết hoa danh từ chung đi liền với tên riêng của địa danh.
- Trường hợp tên đơn vị hành chính được kết hợp giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, quận, xã, phường) với tên riêng là chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên đơn vị hành chính đó.
*Tên địa danh khác:
*Tên các biển, các thiên thể: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên các biển, các thiên thể đó.
[4] Viết hoa tên riêng các cơ quan, tổ chức gồm:
- Tên các cơ quan của Đảng
- Tên các cơ quan của Nhà nước
- Tên các tổ chức
[5] Viết hoa tên chức danh, chức vụ, học hàm, học vị gồm:
- Tên chức danh, chức vụ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cơ quan, tổ chức, công ty, trường học, đơn vị.
- Tên chức danh, chức vụ trong lực lượng vũ trang nếu đi liền với tên người cụ thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ tên riêng, cấp bậc, chức vụ và đơn vị.
- Tên học hàm, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể
[6] Viết hoa tên văn bản gồm:
- Tên văn bản quy phạm pháp luật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên thể loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên của văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Tên văn bản, văn kiện, sách: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên thể loại văn bản, văn kiện và chữ cái đầu của tên sách đó.
- Tên ấn phẩm báo chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên gọi của các ấn phẩm báo chí và không viết hoa từ, cụm từ chỉ thể loại ấn phẩm “báo”, “tạp chí”, “tập san”, “bản tin”...
- Tên tuyên bố chung, hiệp ước, hiệp định: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên của tuyên bố chung, hiệp ước, hiệp định đó; các từ, cụm từ thuộc danh từ riêng thì viết hoa như tên riêng địa danh.
[7] Viết hoa tên danh hiệu, huân, huy chương của Nhà nước gồm:
Tên danh hiệu của Nhà nước: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên loại danh hiệu và chữ cái đầu của âm tiết chỉ tên danh hiệu đó.
Tên huân, huy chương của Nhà nước: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên loại huân, huy chương và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên huân, huy chương đó.
[8] Viết hoa một số trường hợp khác gồm:
*Tên các dân tộc thiểu số: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên dân tộc thiểu số đó
*Danh từ chung:
*Tên các năm âm lịch, các ngày tiết, ngày tết, các ngày trong tuần và tháng trong năm:
*Tên các ngày kỷ niệm, ngày lễ: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo nên tên ngày kỷ niệm, ngày lễ đó.
*Tên gọi các triều đại, thời kỳ lịch sử, sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên của triều đại, thời kỳ lịch sử, sự kiện lịch sử đó.
*Tên các tôn giáo, giáo phái, tên các đảng trên thế giới:
*Tên các hội nghị, hội thảo, diễn đàn: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên hội nghị, hội thảo, diễn đàn đó...
*Tên các thế kỷ: Viết hoa chữ cái đầu của từ “Thế”; thống nhất dùng số La Mã.
*Thống nhất cách viết số trong văn bản:
Xem chi tiết Quy định viết hoa trong văn bản của Đảng tại Điều 3 Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019
Quy định viết hoa trong văn bản của Đảng mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Phiên âm họ tên người nước ngoài tại văn bản của ở Văn phòng Trung ương Đảng như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019, phiên âm họ tên người nước ngoài tại văn bản của ở Văn phòng Trung ương Đảng như sau:
- Họ tên người nước ngoài đã được phiên âm qua âm Hán - Việt thành ngôn ngữ đơn âm tiết: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của âm tiết và không dùng dấu gạch nối (tương tự như viết hoa tên người Việt Nam). Ví dụ: Tập Cận Bình, Lý Hiển Long, Thành Cát Tư Hãn, Kim Nhật Thành...
- Họ tên người nước ngoài không phiên âm qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát với cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố, giữa các âm tiết có gạch nối. Ví dụ: Vla-đi-mia Pu-tin, Ô-ba-ma, Bin Clin-tơn, Phi-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cát-xtơ-rô...
- Trường hợp tên người nước ngoài để nguyên dạng theo tiếng La-tinh: Viết hoa chữ cái đầu các âm tiết tạo thành tên riêng, họ, tên đệm, giữa các âm tiết không dùng dấu gạch nối. Ví dụ: V.V.Putin, Obama, Trump, B.Clinton, V.I.Lenin...
- Đối với những trường hợp tên người nước ngoài chưa thống nhất cách phát âm hoặc không phổ biến thì viết tên nguyên dạng theo tiếng La-tinh bên cạnh tên đã phiên âm và để trong ngoặc đơn. Ví dụ: Gốt-san (Ghoshal), A.Chin-oa-nô (A.Chinwano), Điu Gu-na-xe-ca-ra (Dew Gunasekara)...
Yêu cầu trong cách viết hoa, phiên âm tại văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng ra sao?
Căn cứ tại Điều 2 Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019, yêu cầu trong cách viết hoa, phiên âm tại văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng như sau:
- Đúng ngữ pháp và chính tả tiếng Việt phổ thông.
- Bảo đảm không làm thay đổi ý nghĩa, nội dung và giá trị của văn bản.
- Bảo đảm tính thẩm mỹ của văn bản.
- Thuận tiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn thảo văn bản.
- Phiên âm phải phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành về cách phiên âm tên riêng nước ngoài. Trong trường hợp tên riêng nước ngoài chưa được quy định trong Quy định này hoặc chưa thống nhất cách phiên âm thì để nguyên dạng theo tiếng La-tinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào? Ai làm Bí thư đầu tiên?
- Kết cấu bài kiểm tra lý thuyết, mô phỏng phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025?
- Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu?