Hội đồng nhân dân cấp huyện bị tố cáo thì cơ quan nào có thẩm quyền đứng ra giải quyết?
Hội đồng nhân dân cấp huyện bị tố cáo thì cơ quan nào có thẩm quyền đứng ra giải quyết?
Căn cứ Điều 17 Luật Tố cáo 2018 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước:
Điều 17. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình.
Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
3. Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp và của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước do người có thẩm quyền bổ nhiệm người đó giải quyết.
Theo quy định trên, Hội đồng nhân dân cấp huyện bị tố cáo thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đứng ra giải quyết
Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện bị tố cái thì cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Hội đồng nhân dân cấp huyện bị tố cáo thì cơ quan nào có thẩm quyền đứng ra giải quyết? (Hình từ Internet)
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Tố cáo 2018 quy định thụ lý tố cáo:
Điều 29. Thụ lý tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
[...]
Như vậy, người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau:
[1] Tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
[2] Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật
[3] Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo
[4] Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Mẫu đơn tố cáo cán bộ, công chức mới nhất năm 2024?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định đơn tố cáo cán bộ, công chức phải có các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
- Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Lưu ý: Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Dưới đây là mẫu đơn tố cáo cán bộ, công chức mới nhất năm 2024:
Tải về Mẫu đơn tố cáo cán bộ, công chức mới nhất năm 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.