Ai có trách nhiệm khóa căn cước điện tử trong trường hợp thẻ căn cước đã bị thu hồi?
Ai có trách nhiệm khóa căn cước điện tử trong trường hợp thẻ căn cước đã bị thu hồi?
Tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thu hồi thẻ căn cước như sau:
Điều 22. Trình tự, thủ tục thu hồi thẻ căn cước
[....]
2. Trình tự, thủ tục thu hồi đối với thẻ căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
a) Khi có căn cứ xác định thẻ căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý căn cước kiểm tra, xác minh và yêu cầu người đang sử dụng thẻ căn cước nộp lại thẻ căn cước;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và thực hiện thu hồi thẻ căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
3. Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm cập nhật trạng thái, khóa căn cước điện tử đối với trường hợp thẻ căn cước đã được thu hồi.
4. Trường hợp không thu hồi được thẻ căn cước, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an vẫn thực hiện việc cập nhật theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm cập nhật trạng thái, khóa căn cước điện tử đối với trường hợp thẻ căn cước đã được thu hồi.
Ai có trách nhiệm khóa căn cước điện tử trong trường hợp thẻ căn cước đã bị thu hồi? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn trình tự, thủ tục khóa căn cước điện tử mới nhất 2024?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục khóa căn cước điện tử như sau:
Việc ghi nhận được thực hiện thông qua cập nhật thông tin vào hệ thống định danh và xác thực điện tử quy định tại Điều 8 Nghị định 69/2024/NĐ-CP
Bước 1: Người được cấp căn cước điện tử thực hiện yêu cầu khóa căn cước điện tử trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất hoặc thông qua ứng dụng định danh quốc gia
Lúc này, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Bước 2: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị khóa căn cước điện tử tới đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất để tiếp nhận, xử lý.
Bước 3: Kể từ ngày nhận được đề nghị khóa căn cước điện tử, trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị khóa căn cước điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp công dân yêu cầu khóa căn cước điện tử và thông báo tới cơ quan đề nghị khóa căn cước điện tử và công dân.
Trường hợp từ chối khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước 2023 quy định khóa, mở khóa căn cước điện tử:
Điều 34. Khóa, mở khóa căn cước điện tử
1. Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
d) Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
2. Căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được trả lại thẻ căn cước;
d) Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa.
[...]
Như vậy, căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây:
- Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
- Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
- Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
- Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
- Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tự ý ghi hình người khác đăng lên mạng xã hội với thông tin sai sự thật bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Khi lấy lời khai người bị hại là người dưới 18 tuổi thì phải thông báo cho những ai?
- Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được sử dụng nhà ở phục vụ vào mục đích gì?
- Danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025 cập nhật mới nhất năm 2024?
- Thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?