Có được phong tỏa tài khoản thanh toán khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền hay không?
Có được phong tỏa tài khoản thanh toán khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền hay không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về việc phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
Điều 11. Phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
a) Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
b) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
d) Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
[...]
Như vậy, tài khoản thanh toán sẽ bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Có được phong tỏa tài khoản thanh toán khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền hay không? (Hình từ Internet)
Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán cần phải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về việc phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
Điều 6. Phong tỏa tài khoản thanh toán
[...]
3. Sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản thanh toán hoặc người đại diện theo pháp luật, người giám hộ của cá nhân mở tài khoản thanh toán quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư này (sau đây gọi chung là người đại diện) biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán (trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không thông báo cho khách hàng về việc phong tỏa tài khoản thanh toán). Hình thức thông báo theo thỏa thuận mở, sử dụng tài khoản thanh toán quy định tại Điều 13 Thông tư này.
4. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần số tiền trên tài khoản thanh toán thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Như vậy, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa.
Lưu ý:
Trong trường hợp tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần số tiền trên tài khoản thanh toán thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán sẽ bao gồm những trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 13 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 13. Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán
1. Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Số văn bản (nếu có), thời điểm (ngày, tháng, năm) lập thỏa thuận;
b) Tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Thông tin về khách hàng mở tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 14 Thông tư này;
d) Quyền, nghĩa vụ cụ thể của các bên phù hợp với quy định tại Điều 20, 21 Thông tư này;
đ) Nội dung về duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán và các loại phí, mức phí, cách thức thu phí, việc điều chỉnh phí trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
e) Việc sử dụng tài khoản thanh toán gồm:
(i) Việc sử dụng tài khoản thanh toán phải phù hợp với quy định tại Điều 17 Thông tư này;
(ii) Phạm vi, hạn mức giao dịch trên tài khoản thanh toán khi thực hiện thanh toán;
(iii) Các trường hợp trích Nợ tài khoản thanh toán theo quy định pháp luật và các trường hợp trích Nợ khác liên quan đến gian lận, lừa đảo khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
(iv) Việc quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán chung (đối với tài khoản thanh toán chung);
g) Các trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán, bao gồm:
(i) Trường hợp phát hiện có sai lệch hoặc có dấu hiệu bất thường trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
(ii) Trường hợp có cơ sở nghi ngờ tài khoản thanh toán của khách hàng gian lận, vi phạm pháp luật;
(iii) Các trường hợp khác phù hợp quy định pháp luật;
[...]
Như vậy, những trường hợp chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán sẽ bao gồm:
- Trường hợp phát hiện có sai lệch hoặc có dấu hiệu bất thường trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
- Trường hợp có cơ sở nghi ngờ tài khoản thanh toán của khách hàng gian lận, vi phạm pháp luật;
- Các trường hợp khác phù hợp quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?