12 Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025?

12 Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025? Cấp học nào trong hệ thống giáo dục quốc dân là giáo dục bắt buộc?

12 Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025?

Căn cứ Mục 2 Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 2236/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025 như sau:

[1] Tiếp tục hoàn hiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà trường về giáo dục

[2] Đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu dố người sống ở miền múi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng vãi ngang, ven biển, hải đảo, trẻ mồ côi, trẻ em không có nơi nương tựa người khuyết tận người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…

[3] Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[4] Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

[5] Sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

[6] Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học

[7] Nâng cao chất lương đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo

[8] Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục

[9] Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành

[10] Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

[11] Tăng cường công tác truyền thông giáo dục

[12] Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành

12 Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025?

12 Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)

Cấp học nào trong hệ thống giáo dục quốc dân là giáo dục bắt buộc?

Căn cứ Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc:

Điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

Theo quy định trên, tiểu học là cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân là giáo dục bắt buộc. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước.

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm những gì?

Căn cứ Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định văn bằng, chứng chỉ:

Điều 12. Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
3. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
4. Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
5. Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Theo quy định trên, văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông

- Bằng tốt nghiệp trung cấp

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng

- Bằng cử nhân

- Bằng thạc sĩ

- Bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Hỏi đáp về Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Thuê người khác làm hộ luận văn thạc sĩ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy kiểm tra 15 phút dành cho các cấp mới nhất năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách quy đổi chứng chỉ PTE theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời dẫn chương trình giao lưu văn nghệ khai giảng năm học mới 2024-2025 các cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi cuối kì 2 Tiếng anh 7 kèm đáp án mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên cho các ngành STEM?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giáo viên được dạy thêm học sinh của lớp mình đang dạy chính khóa?
Hỏi đáp Pháp luật
12 Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy mời họp phụ huynh đầu năm dành cho cấp 3 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Kịch bản họp phụ huynh đầu năm 2024 - 2025 mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Giáo dục
Phan Vũ Hiền Mai
157 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỏi đáp về Giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỏi đáp về Giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào