Khoản chi tài trợ giáo dục được chấp nhận hạch toán theo Thông tư 96?

Khoản chi tài trợ giáo dục nào được chấp nhận hạch toán theo Thông tư 96? Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục có được miễn thuế TNDN không?

Khoản chi tài trợ giáo dục được chấp nhận hạch toán theo Thông tư 96?

Tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định khoản chi tài trợ giáo dục được chấp nhận hạch toán bao gồm:

- Tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học.

- Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học.

- Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường.

- Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục 2019 (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật).

- Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học.

- Tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.

Lưu ý: Để được hạch toán các khoản chi phí tài trợ giáo dục trên thì ngoài việc đúng đối tượng thì cần phải đáp ứng thêm điều kiện có đầy đủ hồ sơ xác định khoản tài trợ trên.

Khoản chi tài trợ giáo dục được chấp nhận hạch toán theo Thông tư 96?

Khoản chi tài trợ giáo dục được chấp nhận hạch toán theo Thông tư 96? (Hình từ Internet)

Khoản tài trợ giáo dục nhận được có được miễn thuế TNDN không?

Tại khoản 7 Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 và khoản 3 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 có quy định về thu nhập được miễn thuế TNDN như sau:

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
[...]

Như vậy, khoản tài trợ giáo dục nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục là khoản thu nhập được miễn thuế TNDN.

Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục gồm có những nguồn nào?

Tại Điều 95 Luật Giáo dục 2019 có quy định nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:

- Ngân sách nhà nước;

- Nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

- Nguồn thu từ dịch vụ giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục; nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; lãi tiền gửi ngân hàng và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

- Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước;

- Nguồn vốn vay;

- Nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Kế toán kiểm toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kế toán kiểm toán
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi tài trợ giáo dục được chấp nhận hạch toán theo Thông tư 96?
Hỏi đáp pháp luật
Quan điểm của Chiến lược kế toán kiểm toán đến năm 2030 như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong Chiến lược kế toán kiểm toán đến năm 2030, nhiệm vụ Ban hành Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trong Chiến lược kế toán kiểm toán đến năm 2030 việc phát triển thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kế toán kiểm toán
Lương Thị Tâm Như
1,229 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào