Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam là ngày nào? Việc tổ chức ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung và yêu cầu gì?

Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam là ngày nào? Việc tổ chức ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung và yêu cầu gì?

Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam là ngày nào?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1372/QĐ-TTg năm 2010 quy định như sau:

Điều 1. Lấy ngày 28 tháng 8 hàng năm là “Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam”.

Theo đó, vào ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đó có Bộ Tài chính. Kể từ đó, ngành Tài chính được thành lập và ngày này hàng năm đã trở thành ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam.

Việc tổ chức ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung và yêu cầu gì?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1372/QĐ-TTg năm 2010 quy định như sau

Điều 2.
1. Việc tổ chức Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu:
a) Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức;
b) Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức ngành Tài chính.
c) Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng ngành Tài chính, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ vào quy định hiện hành có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, việc tổ chức ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung và yêu cầu sau:

- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức;

- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức ngành Tài chính.

- Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng ngành Tài chính, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam là ngày nào? Việc tổ chức ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung và yêu cầu gì?

Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam là ngày nào? Việc tổ chức ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung và yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam có phải là ngày lễ lớn không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo quy định nêu trên, thì các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam không

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động có 06 kỳ nghỉ lễ tết được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương như sau:

[1] Tết Dương lịch (01/01 dương lịch)

[2] Tết Âm lịch

[3] Ngày Chiến thắng (Ngày 30/04)

[4] Ngày Quốc tế lao động (Ngày 01/05)

[5] Lễ Quốc khánh (Ngày 02/9)

[6] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Ngày 10/3 âm lịch)

Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Ngoài các ngày nghỉ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam không được xem là một ngày nghỉ lễ tết.

Do đó, ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam không được xem là ngày nghỉ hưởng nguyên lương.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
4 tháng 9 năm 2024 là thứ mấy, ngày bao nhiêu âm? 4/9/2024 người lao động có được nghỉ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam là ngày nào? Việc tổ chức ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung và yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 9 năm 2024 là thứ mấy? 3 tháng 9 năm 2024 là ngày mấy âm? NLĐ có được nghỉ ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hôm nay (27/8/2024) là ngày gì? Lịch âm hôm nay 2024 - Lịch vạn niên 2024 tháng này?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
1/8 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Ngày 1 tháng 8 2024 âm là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị liên hệ bản thân 2024 về xây dựng văn hóa, xây dựng con người?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Tuấn Kiệt
370 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào