Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 được tổ chức lần thứ mấy? Các môn thể thao cho người khuyết tật?

Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 được tổ chức lần thứ mấy? Các môn thể thao cho người khuyết tật?

Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 được tổ chức lần thứ mấy? Các môn thể thao cho người khuyết tật?

Paralympic Games là Thế vận hội người khuyết tật. Đây là một sự kiện thể thao quốc tế lớn dành riêng cho các vận động viên khuyết tật, nơi họ thể hiện sức mạnh, ý chí và tài năng của mình, vượt qua những giới hạn về thể chất.

Theo đó, Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 được tổ chức lần thứ 17 diễn ra từ ngày 28/8/2024 - 9/9/2024 tại thủ đô Paris, Pháp. Cuộc thi có khoảng 4.400 vận động viên sẽ thi đấu ở 22 môn tại 18 địa điểm trong vòng 12 ngày.

Tại thế vận hội người khuyết tật Paralympic Paris 2024 có 19 môn thể thao gồm: bắn cung, điền kinh, cầu lông, boccia, canoeing, xe đạp, bóng đá người khiếm thị, bóng ném, judo, cử tạ, chèo thuyền, bắn súng, bơi, taekwondo, bóng bàn, bóng chuyền ngồi, bóng rổ trên xe lăn, đấu kiếm trên xe lăn và quần vợt trên xe lăn.

Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 được tổ chức lần thứ mấy? Các môn thể thao cho người khuyết tật?

Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 được tổ chức lần thứ mấy? Các môn thể thao cho người khuyết tật? (Hình từ Internet)

Hiện nay Nhà nước có các chính sách nào về người khuyết tật?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Người khuyết tật 2010, hiện nay Nhà nước có các chính sách về người khuyết tật như sau:

- Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.

- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

- Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.

- Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.

- Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

- Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.

- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.

- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật được quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 13 Luật Người khuyết tật 2010, thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật được quy định như sau:

[1] Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi về vấn đề khuyết tật; chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

[2] Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật bao gồm:

- Quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật;

- Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với người khuyết tật;

- Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật;

- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

[3] Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, thiết thực; phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội.

[4] Trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật:

- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật;

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật cho nhân dân trên địa bàn địa phương;

- Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo điện tử; về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật trên đài phát thanh, đài truyền hình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thể dục thể thao
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thể dục thể thao
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi đấu CKTG 2024 LMHT mới nhất? Liên minh huyền thoại là một môn thi đấu tại SEA Games 31 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những lỗi mà cầu thủ sẽ bị phạt thẻ vàng và thẻ đỏ tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền thưởng đối với vận động viên đạt huy chương đồng Paralympic là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền thưởng đối với vận động viên đạt huy chương vàng Paralympic là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Paralympic được hiểu như thế nào? Paralympic Games năm 2024 được tổ chức tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 được tổ chức lần thứ mấy? Các môn thể thao cho người khuyết tật?
Hỏi đáp Pháp luật
Vận động viên thể thao thành tích cao tham dự Olympic được hưởng chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế vận hội Olympic là gì? Việt Nam có tham gia vào Thế vận hội Olympic lần thứ 33 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo Tổng kết Công tác tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy mô tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp 2024 được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thể dục thể thao
Dương Thanh Trúc
695 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào