Khảo sát chất lượng đầu năm là gì? Đánh giá học sinh THCS năm học 2024-2025 theo Thông tư nào?
Khảo sát chất lượng đầu năm là gì?
Theo quy định Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc thì lịch khai giảng năm học 2024 - 2025 của học sinh cả nước sẽ vào ngày 05/9/2024.
Theo đó, khảo sát chất lượng đầu năm là một hình thức đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ngay từ đầu năm học mới. Bài khảo sát này được tổ chức nhằm:
* Đối với giáo viên:
- Nắm bắt được kiến thức nền tảng của học sinh sau kỳ nghỉ hè.
- Xác định những điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh và cả lớp.
- Điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ của học sinh.
* Đối với học sinh:
- Đánh giá lại kiến thức đã học và xác định những phần cần ôn tập lại.
- Nắm bắt được mục tiêu học tập cho năm học mới.
* Đối với phụ huynh:
- Hiểu rõ hơn về năng lực học tập của con em mình.
- Cùng nhà trường theo dõi và hỗ trợ việc học của con.
Nói tóm lại, khảo sát chất lượng đầu năm là một bài thi để kiểm tra kiến thức đầu năm của các em học sinh trong cấp học đó. Qua bài khảo sát, cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều có thể nắm bắt được tình hình học tập và cùng nhau xây dựng một lộ trình học tập hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
Khảo sát chất lượng đầu năm là gì? Đánh giá học sinh THCS năm học 2024-2025 theo Thông tư nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá học sinh THCS năm học 2024-2025 theo Thông tư nào?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định cụ thể như sau:
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thực hiện theo lộ trình sau:
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định, việc đánh giá học sinh THCS (lớp 6,7,8,9) năm học 2024-2025 sẽ áp dụng toàn bộ theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở là gì?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
5. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
[...]
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở như sau:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
- Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?