Người dân được phép bắn những loại pháo hoa nào trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024?
Người dân được phép bắn những loại pháo hoa nào trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định sử dụng pháo hoa như sau:
Điều 17. Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định định nghĩa pháo hoa nổ, pháo hoa như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
[...]
Theo đó, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Tuy nhiên, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Lưu ý: Loại pháo hoa mà người dân được phép bắn trong ngày lễ Quốc Khánh 2/9 là pháo hoa không phải loại pháo hoa nổ
Ngoài ra, pháo được nhà nước bắn trong dịp lễ 2/9 và các dịp lễ lớn khác là loại pháo hoa nổ. Đây là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Trong đó, pháo nổ bao gồm pháo hoa nổ tầm thấp và pháo hoa nổ tầm cao. Pháo nổ sẽ gồm các loại pháo sau:
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m.
- Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Người dân được phép bắn những loại pháo hoa nào trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024? (Hình từ Internet)
02 điểm bắn pháo hoa dịp lễ Quốc khánh 2 tháng 9 tại TP HCM?
Ngày 21/8/2024 ,Ủy ban nhân dân TP HCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024).
Theo đó, có 02 điểm bắn pháo hoa dịp lễ Quốc khánh 2 tháng 9 tại TP HCM gồm:
- Điểm bắn pháo tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức).
- Điểm bắn tầm thấp tại Công viên văn hóa Đầm Sen (phường 3, Quận 11)
Thời gian bắn pháo hoa kéo dài 15 phút, từ 21h đến 21h15 đêm 2 tháng 9.
Tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh 2/9/2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định việc tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh ngày 2 tháng 9 năm 2024 được thực hiện như sau:
(1) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
(2) Thủ tướng Chính phủ (đối với năm khác), Chủ tịch nước (đối với năm lẻ 5) chủ trì chiêu đãi với hình thức tiệc rượu;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
(3) Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm;
(4) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;
(5) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tiếp khách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?