Dự kiến người nộp thuế bị hoàn thuế chậm được trả lãi lên tới 10%/năm?
Người nộp thuế bị hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan thuế được nhận tiền lãi với mức bao nhiêu hiện nay?
Căn cứ khoản 3 Điều 75 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Điều 75. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
[...]
2. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
3. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Nguồn tiền trả lãi được chi từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả.
Dự kiến người nộp thuế bị hoàn thuế chậm được trả lãi lên tới 10%/năm?
Tải Dự thảo đề cương Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán; Luật kế toán; Luật kiểm toán độc lập; Luật ngân sách nhà nước; Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Luật quản lý thuế; luật dự trữ quốc gia:
Tải Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia
Căn cứ khoản 8 Điều 6 Dự thảo đề cương Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán; Luật kế toán; Luật kiểm toán độc lập; Luật ngân sách nhà nước; Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Luật quản lý thuế; luật dự trữ quốc gia đề xuất như sau:
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
[...]
8. Bãi bỏ khoản 3 Điều 75
Định hướng sửa đổi, bổ sung:
Bãi bỏ Khoản 3 Điều 75 Luật Quản lý thuế (các yêu cầu bồi thường của người nộp thuế liên quan đến tiền lãi phải trả của cơ quan thuế thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017).
[...]
Theo Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia thì Luật Quản lý thuế 2019 hiện hành quy định về trả tiền lãi cho người nộp thuế khi cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế chậm với mức tính lãi là 0,03%/ngày nhưng chưa có quy định cụ thể về thẩm quyển, trình tự, thủ tục hoàn trả tiền lãi cho người nộp thuế và kinh phí chi trả nên hiện nay cơ quan thuế chưa có cơ sở để triển khai thực hiện (không có phát sinh nguồn tiền chi trả lãi theo khoản 3 Điều 75 Luật Quản lý thuế 2019).
Theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017, khoản tiền lãi phải trả cho người nộp thuế được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường.
Do đó, quy định về mức lãi phải trả tại 02 văn bản pháp luật có sự không thống nhất. Ngoài ra, khoản 9 Điều 18 Luật Quản lý thuế 2019 cũng đã quy định nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế: “Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường Nhà nước.”
Theo Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì lãi suất này được xác định bằng 50% mức giới hạn quy định là 20%/năm, tức là không quá 10%/năm.
Như vậy, đề xuất bỏ quy định việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Thay vào đó, các yêu cầu bồi thường của người nộp thuế liên quan đến tiền lãi phải trả của cơ quan thuế thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017.
Tức, khoản tiền lãi phải trả cho người nộp thuế được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận không quá 10%/năm.
Dự kiến người nộp thuế bị hoàn thuế chậm được trả lãi lên tới 10%/năm? (Hình từ Internet)
Cá nhân được hoàn thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về quản lý thuế và hoàn thuế như sau:
Điều 8. Quản lý thuế và hoàn thuế
[...]
2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, cá nhân được hoàn thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp sau đây:
- Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
- Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?