Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025?
- Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025?
- Việc thực hiện Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào đối với việc thực hiện kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án?
Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025?
Căn cứ theo Phụ lục Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 2130/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:
(1) Nhiệm vụ chung
Công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc triển khai Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” năm 2025.
(2) Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non
Rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm
(3) Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non
- Rà soát, nghiên cứu, xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ số 16 “Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán và chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo dựa trên tiếp cận mới về chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cốt cán và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ này để đội ngũ này có khả năng sử dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng đồng nghiệp”.
- Hội nghị tổng kết nhiệm vụ 18 “Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, nhất là tự chủ về tài chính trong phát triển hệ thống trường mầm non thực hành; Hình thành mạng lưới liên kết trường mầm non thực tập sư phạm để sinh viên thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm”.
- Hội thảo quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng giảng viên chuyên ngành giáo dục mầm non và tổng kết nhiệm vụ Đề án 33 giai đoạn 2018-2025.
- Duy trì hoạt động và nâng cao năng lực nhóm nghiên cứu chuyên ngành giáo dục mầm non định hướng công bố quốc tế.
- Hội thảo tập huấn “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ giáo dục trong giảng dạy cho giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên mầm non”.
Lưu ý: Danh mục có 07 hoạt động thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp tại Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Đề án bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”; thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định 1350/QĐ-BGDĐT năm 2019 Kế hoạch thực hiện Quyết định Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”
Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ tại Tiểu mục 2 Mục 1 Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án “đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 2130/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:
- Củng cố, duy trì và tăng cường nguồn lực củng cố, tăng cường chất lượng các chỉ tiêu đã đạt và vượt. Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu chưa đạt giai đoạn 2018-2025 tổng kết Đề án.
- Hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu Đề án 33 giai đoạn 2018-2025 phải hoàn thành năm 2025.
- Việc thực hiện Đề án 33 bảo đảm tính kế hoạch, dễ đo lường, đánh giá các chỉ tiêu của Đề án.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án 33 giai đoạn 2018-2025 báo cáo Thủ tướng Chính phủ năm 2025 theo quy định và đẩy mạnh công tác truyền thông để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và xã hội.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban ngành, các cấp quản lý và các đơn vị trong quá trình thực hiện bảo đảm hoàn thành tốt mục tiêu Đề án.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào đối với việc thực hiện kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án?
Căn cứ tại Tiểu mục 2 Mục 4 Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án “đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 2130/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ Đề án 33 phải hoàn thành năm 2025 tại địa phương nhằm củng cố, duy trì và tăng cường nguồn lực củng cố, tăng cường chất lượng các chỉ tiêu đã đạt và vượt.
- Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu chưa đạt giai đoạn 2018-2025 tổng kết Đề án 33;
- Phối hợp với các đơn vị được giao nhiệm vụ trong việc triển khai thực hiện Đề án 33 năm 2025 theo Quyết định 1350/QĐ-BGDĐT năm 2019;
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và tổ chức tổng kết thực hiện nhiệm vụ Đề án 33 giai đoạn 2018-2025 báo cáo về Bộ GDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?