Quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như thế nào?
Nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán nhà nước Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như sau:
- Chấp hành sự phân công, hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán với Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
- Khi tiến hành kiểm toán phải tuân theo pháp luật; tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định của Kiểm toán nhà nước để đảm bảo đưa ra các kết luận, kiến nghị khả thi, đúng quy định của pháp luật;
- Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; ghi nhật ký kiểm toán và tài liệu làm việc theo quy định của Kiểm toán nhà nước; lưu giữ, bảo quản hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật;
- Tham gia lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán, lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của Kiểm toán viên và tổng hợp kết quả kiểm toán để lập biên bản kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Tổ kiểm toán; tham gia hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán, sắp xếp, số hóa, tạo lập hồ sơ của Tổ kiểm toán để lưu trữ theo quy định;
- Chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán;
- Chấp hành kỷ luật công tác của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán, Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước;
- Lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán nhà nước Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như sau:
- Khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán;
- Sử dụng thông tin, tài liệu của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước; xem xét tài liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán; thu thập, bảo vệ tài liệu và bằng chứng khác; xem xét quy trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
+ Khi thực hiện kiểm toán, được quyền truy cập, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán để thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán dưới sự giám sát về phạm vi truy cập, khai thác của đơn vị được kiểm toán theo ủy quyền bằng văn bản của Trưởng Đoàn kiểm toán;
+ Việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;
- Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công và báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán; trường hợp Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán không thống nhất thì báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán làm rõ lý do thay đổi những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước;
- Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình về những vấn đề liên quan đến việc kiểm toán; đề nghị mời chuyên gia, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước khi cần thiết theo quy định của Kiểm toán nhà nước;
- Được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán có hiệu quả;
- Được pháp luật bảo vệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Mốc thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ khi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán nhà nước Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định thời hạn kiểm toán như sau:
Điều 4. Thời hạn kiểm toán
1. Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
2. Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
3. Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thời hạn cuộc kiểm toán.
Như vậy, mốc thời hạn của cuộc kiểm toán được tính như sau:
- Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
- Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán nhà nước Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024.
- Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?