Các trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán?
Các trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán?
Căn cứ Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định có 07 trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán bao gồm:
[1] Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quyền, lợi ích liên quan với đơn vị được kiểm toán
[2] Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán
[3] Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán
[4] Có quan hệ là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) theo quy định của pháp luật với đơn vị được kiểm toán hoặc cùng là thành viên Đoàn kiểm toán
[5] Đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, bị kỷ luật hoặc bị mất, bị thu hồi thẻ Kiểm toán viên nhà nước
[6] Không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực tham gia Đoàn kiểm toán
[7] Không đủ thời gian làm việc
Các trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán? (Hình từ Internet)
Đoàn kiểm toán giải thể trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 36 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán:
Điều 36. Thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán
1. Đoàn kiểm toán được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành hoặc Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực. Căn cứ vào quy mô cuộc kiểm toán, Đoàn kiểm toán có thể có Tổ kiểm toán.
2. Đoàn kiểm toán tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán nhưng phải chịu trách nhiệm về những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán.
Theo quy định trên, đoàn kiểm toán giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Tuy nhiên, Đoàn kiểm toán phải chịu trách nhiệm về những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán?
Căn cứ Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán bao gồm:
[1] Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ dưới mọi hình thức, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm giảm nhẹ, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm.
[2] Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là thông tin, tài liệu, hồ sơ đang trong quá trình kiểm toán
Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
[3] Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí của đơn vị được kiểm toán hoặc người có liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
[4] Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của mình, người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với đơn vị được kiểm toán hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
[5] Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với đơn vị được kiểm toán, người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
[6] Để người có quan hệ gia đình lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm thao túng, can thiệp vào việc kiểm toán.
[7] Đưa ý đồ cá nhân, đề ra tiêu chí, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật để có lợi hoặc gây bất lợi cho đơn vị được kiểm toán.
[8] Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán; đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ, bản chất vụ việc, vi phạm của đơn vị được kiểm toán.
[9] Thoả thuận, đặt điều kiện với đơn vị được kiểm toán hoặc người có liên quan đến đơn vị được kiểm toán; thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định để làm thay đổi, sai lệch kết quả, kết luận kiểm toán.
[10] Không kiến nghị, đề xuất chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm; không kiến nghị hoặc chỉ đạo, xử lý thu hồi vật chất, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với các vi phạm khi tiến hành kiểm toán.
[11] Chỉ đạo hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, chưa được phép công bố hoặc không thực hiện đúng kết luận, kiến nghị kiểm toán.
[12] Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi không đúng quy định với đơn vị được kiểm toán; sử dụng các tài liệu, hồ sơ kiểm toán không đúng mục đích.
[13] Bao che, tiếp tay, trì hoãn hoặc không kết luận, không xử lý hoặc kết luận, xử lý không đúng nội dung, tính chất, mức độ vi phạm hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
[14] Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán vượt thẩm quyền; không đúng quy trình kiểm toán, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian theo quy định; cản trở, can thiệp trái quy định vào việc kiểm toán.
[15] Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, có thái độ áp đặt, thiếu tôn trọng, không đúng quy định của ngành, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.
[16] Không xử lý hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định khi nhận được thông tin, đơn, thư phản ánh, tố cáo đơn vị được kiểm toán.
[17] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình để gợi ý, tác động, gây áp lực đối với người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu về các kết luận kiểm toán không đúng bản chất sự việc.
[18] Tác động đến người có thẩm quyền nhằm giúp cho đơn vị được kiểm toán có được kết quả, quyền lợi không chính đáng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.
[19] Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ đơn vị được kiểm toán thực hiện các hành vi nhằm trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm.
[20] Không kịp thời thay đổi thành viên Đoàn kiểm toán khi có căn cứ xác định thành viên Đoàn kiểm toán không vô tư, khách quan trong công tác; không kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của Đoàn kiểm toán.
[21] Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?