Chi tiết lịch thi trạng nguyên năm học 2024-2025 tất cả các vòng?
Chi tiết lịch thi trạng nguyên năm học 2024-2025 tất cả các vòng?
Để hưởng ứng ngày "tôn vinh tiếng Việt" 08/09 theo Quyết định 930/QĐ-TTg năm 2022. Cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024 - 2025 đã chính thức được tổ chức bắt đầu từ ngày 05/08/2024 đến hết ngày 20/04/2025.
Đây là sân chơi trực tuyến chuyên về tiếng Việt để các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 học tập, rèn luyện, phát triển tư duy ngôn ngữ, thêm yêu tiếng Việt, yêu quê hương đất nước.
Dưới đây là Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024-2025 cụ thể theo các hội thi, vòng thi: Thi tự do, thi điều kiện, Hội thi Hương, hội thi Hội, hội thi Đình. Cụ thể như sau:
STT | Vòng thi | Thời gian mở | Thời gian kết thúc |
1 | Vòng 1 - Tự do | 05/08/2024 | 25/11/2024 |
2 | Vòng 2 - Điều kiện | 05/09/2024 | 25/11/2024 |
3 | Vòng 3 - Điều kiện | 15/09/2024 | 25/11/2024 |
4 | Vòng 4 - Điều kiện | 05/10/2024 | 25/11/2024 |
5 | Vòng 5 - Điều kiện | 15/10/2024 | 25/11/2024 |
6 | Vòng 6 - Điều kiện | 05/11/2024 | 25/11/2024 |
7 | Vòng 7 – Sơ khảo – Cấp Trường | 02/12/2024 | 07/12/2024 |
8 | Vòng 8 - Thi Hương - Cấp Huyện | 07/01/2025 | 10/01/2025 |
9 | Vòng 9 - Thi Hội | 13/03/2025 | 15/03/2025 |
10 | Vòng 10 - Thi Đình | 19/04/2025 | 20/04/2025 |
* Trên đây là chi tiết lịch thi trạng nguyên năm học 2024-2025 tất cả các vòng
Chi tiết lịch thi trạng nguyên năm học 2024-2025 tất cả các vòng? (Hình từ Internet)
Đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học theo Thông tư 27 có bao nhiêu mức?
Căn cứ Điều 9 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 9. Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:
a) Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
b) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;
- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
b) Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.
Như vậy, đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học theo Thông tư 27 có 04 mức:
- Hoàn thành xuất sắc
- Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 là gì?
Căn cứ Điều 3 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như sau:
Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?