Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực 2024 tỉnh Lạng Sơn?
Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng tiêu cực 2024 tỉnh Lạng Sơn?
Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng tiêu cực” dự kiến tổ chức trong 4 tuần từ ngày 9/9/2024 đến ngày 6/10/2024, với hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến.
Mỗi tuần thi có tổng số 50 câu hỏi; mỗi lượt dự thi, thí sinh trả lời 20 câu hỏi được hệ thống phần mềm lựa chọn ngẫu nhiên trong tổng số câu hỏi và 1 câu hỏi phụ dự đoán tổng số lượt người tham gia dự thi trong mỗi tuần thi.
Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời và chỉ có duy nhất một phương án đúng, thời gian làm bài trong 20 phút.
Dưới đây là Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng tiêu cực 2024 tỉnh Lạng Sơn:
Câu 1: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào sau đây là nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ?
Tất cả các đáp án.
Câu 2: Theo Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, đảng viên không được:
Tất cả các đáp án.
Câu 3: Theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực, việc chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tiêu cực phải gắn với nhiệm vụ nào?
Gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị, quản lý kinh tế - xã hội.
Câu 4: Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW ngày 29/11/2021 của Uỷ ban kiểm tra Trung ương, thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào?
29/11/2021.
Câu 5: Theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hướng dẫn một số nội dung công tác về phòng, chống tiêu cực, theo đó biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là gì?
Là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.
Câu 6: Phát biểu kết luận tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 18/11/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu “Tham nhũng là ……… của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa tồn vong của chế độ”. Hãy điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống:
Khuyết tật bẩm sinh.
Câu 7: Theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, người yêu cầu giải trình không có quyền nào sau đây?
Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình.
Câu 8: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Câu 9: Hành vi nào sau đây tại Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị được coi là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án?
Tất cả các đáp án
Câu 10: Hành vi nào sau đây là hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán được quy định tại Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị?
Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ đối tượng kiểm tra thực hiện các hành vi nhằm trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm
Câu 11: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?
Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
Câu 12: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?
Bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Câu 13: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản của những đối tượng nào?
Tài sản của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.
Câu 14: Trong bài viết “Vì sao chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết về mối quan hệ giữa tham nhũng và tiêu cực như thế nào?
Tất cả các đáp án.
Câu 15: Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất bao nhiêu tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ?
60 tháng.
Câu 16: Theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, việc lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác minh theo kế hoạch hằng năm phải căn cứ vào tiêu chí nào sau đây?
Tất cả các đáp án.
Câu 17: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, khái niệm “nhũng nhiễu” được hiểu như thế nào?
Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Câu 18: Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), có mấy nguyên tắc trong thi hành công vụ?
5 nguyên tắc.
Câu 19: Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW ngày 29/11/2021 của Ủy ban kiểm tra Trung ương, thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, đảng viên không được tặng, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong những việc nào sau đây?
Câu 20: Hành vi nào sau đây tại Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị được coi là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án?
Tất cả các đáp án
Ban hành chính sách, chế độ; phê duyệt dự án
* Lưu ý: Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực 2024 tỉnh Lạng Sơn chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực 2024 tỉnh Lạng Sơn? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải công khai bản kê khai tài sản, thu nhập trong phòng chống tham nhũng hay không?
Căn cứ Điều 39 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Điều 39. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
1. Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
2. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
3. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
[....]
Như vậy, theo quy định, phải công khai bản kê khai tài sản, thu nhập trong phòng chống tham nhũng cụ thể với từng đối tượng như sau:
- Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
- Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
- Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
- Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Tiêu chí đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng 2024?
Căn cứ Điều 17 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:
- Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng;
- Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;
- Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;
- Việc thu hồi tài sản tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?