Mẫu đơn đề nghị thay đổi người phiên dịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?

Mẫu đơn đề nghị thay đổi người phiên dịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024? Điều tra viên có được yêu cầu thay đổi người phiên dịch trong vụ án hình sự không?

Mẫu đơn đề nghị thay đổi người phiên dịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?

Mẫu đơn đề nghị thay đổi người phiên dịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số 71/HS tại Mục 3 Danh mục Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiếm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018.

Dưới đây là mẫu đơn đề nghị thay đổi người phiên dịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024:

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/23082024/de-nghi-thay-doi-nguoi-phien-dich.jpg

Tải về mẫu đơn đề nghị thay đổi người phiên dịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/23082024/thay-doi-nguoi-phien-dich%20(2).jpg

Mẫu đơn đề nghị thay đổi người phiên dịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Điều tra viên có được yêu cầu thay đổi người phiên dịch trong vụ án hình sự không?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;
c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;
g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.
[...]

Theo đó, điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự sẽ có quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch trong vụ án hình sự đó.

Đã tham gia vụ án hình sự với tư cách người phiên dịch có được tham gia với tư cách người bào chữa không?

Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 72. Người bào chữa
[...]
2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
4. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.

Như vậy, trường hợp một người đã tham gia vụ án hình sự với tư cách là người phiên dịch thì sẽ không được tham gia với tư cách người bào chữa nữa.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thay đổi người phiên dịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao 2024 và cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng nhiệm vụ gì? Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ 10/6/2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thủ trưởng cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ 10/06/2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do ai bầu? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ngạch kiểm sát viên không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giải đáp vướng mắc gặp phải liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, thi hành tạm giữ và thi hành án hình sự năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao lấy ý kiến về danh sách cá nhân được đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Nguyễn Thị Kim Linh
94 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Viện kiểm sát nhân dân tối cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào