Đáp án Đợt 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính tỉnh Bình Thuận năm 2024?

Đáp án Đợt 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính tỉnh Bình Thuận năm 2024? Mục tiêu của cải cách thể chế theo Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ là gì?

Đáp án Đợt 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính tỉnh Bình Thuận năm 2024?

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về cải cách hành chính” tỉnh Bình Thuận năm 2024:

Đợt 2: bắt đầu Từ 7h00’ ngày 19/8/2024 đến 17h00’ ngày 23/8/2024.

Đợt 3: Từ 7h00’ ngày 26/8/2024 đến 17h00’ ngày 30/8/2024.

* Truy cập vào thi

Cách 1: Người dự thi truy cập vào website Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về cải cách hành chính” tỉnh Bình Thuận năm 2024 tại địa chỉ cchc.binhthuan.gov.vn để tham gia dự thi.

Cách 2: Người dự thi truy cập vào Trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ (snv.binhthuan.gov.vn), sau đó truy cập vào chuyên mục Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về cải cách hành chính” tỉnh Bình Thuận năm 2024 (có liên kết đường dẫn đến phần mềm thi trực tuyến) để tham gia dự thi.

Dưới đây là đáp án Đợt 2 cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính tỉnh Bình Thuận năm 2024:

Câu 1: Theo Kế hoạch số 1087/KH-UBND ngày 26/3/2024 của UBND tỉnh, mục tiêu trong năm 2024, tối thiểu bao nhiêu % số hồ sơ giải quyết trong năm của các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp được giải quyết trực tuyến?

A. 50%

Câu 2: Mục tiêu trong năm 2024, Chỉ số SIPAS (chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước) của tỉnh tăng bao nhiêu bậc so với kết quả xếp hạng năm 2023 của Trung ương?

A. 10 bậc

Câu 3: Chỉ số SIPAS là gì?

B. Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước

Câu 4: Theo Kế hoạch số 3612/KH-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Chỉ số SIPAS của tỉnh Bình Thuận (theo xếp hạng của Trung ương) nằm trong tốp

D. 30

Câu 5: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, đến năm 2025, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu bao nhiêu %?

B. 90%

Câu 6: Theo Kế hoạch số 4912/KH-UBND ngày 15/12/2023 của UBND tỉnh, nhiệm vụ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là gì?

C. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý so với năm 2021

Câu 7: Trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ là gì?

A. Cả ba đáp án còn lại đều đúng

- Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương

- Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

Câu 8: Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận Một cửa và gửi văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân

A. Trong thời hạn chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn giải quyết

Câu 9: Theo Kế hoạch số 3612/KH-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh, mục tiêu hàng năm về cải cách thể chế là gì?

B. 100% văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh được ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng quy định

Câu 10: Nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính theo Kế hoạch số 4912/KH-UBND ngày 15/12/2023 của UBND tỉnh là gì?

B. Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận một cửa các cấp đối với các thủ tục hành chính ngành dọc; đảm bảo tối thiểu 90% số thủ tục hành chính ngành dọc được tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa các cấp theo danh mục đã được phê duyệt

Đáp án Đợt 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính tỉnh Bình Thuận năm 2024?

Đáp án Đợt 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính tỉnh Bình Thuận năm 2024? (Hình từ Internet)

Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ thì Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của ai?

Theo Mục 1 Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 quy định như sau:

Điều 1. Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình), với các nội dung cụ thể như sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Quán triệt chủ trương của Đảng về cải cách hành chính là một trong những đột phá phát triển đất nước; gắn cải cách hành chính đồng bộ với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
[...]

Theo đó, cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Mục tiêu của cải cách thể chế theo Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ là gì?

Theo Tiểu mục 1 Mục 3 Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 quy định mục tiêu của cải cách thể chế như sau:

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.

- Đến năm 2025:

+ Cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển.

+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

+ Hoàn thiện thể chế và các khung khổ pháp lý để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

- Đến năm 2030:

Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế của nền hành chính hiện đại, thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào