Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 quận 12 TPHCM?
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 quận 12 TPHCM?
Căn cứ theo Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 quận 12 TPHCM, thông tin chi tiết về Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 quận 12 TPHCM như sau:
- Đối tượng dự thi: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân sinh sống làm việc trên địa bàn quận 12 TPHCM
- Thời gian thi: Từ ngày 21/8/2024 đến ngày 23/8/2024.
- Hình thức thi: trắc nghiệm trực tuyến trên trang thông tin điện tử myaloha.vn tại địa chỉ: https://myaloha.vn/cuoc-thi/cuoc-thi-tim-hieu-phap-luat-ve-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-nam-2024-88159
Dưới đây là đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 quận 12 TPHCM có thể tham khảo:
Câu 1: Theo Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ GD&ĐT thì thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy đối với sinh viên phải bảo đảm tối thiểu bao nhiêu buổi trong 01 năm học: 03 buổi/01 năm học.
Câu 2: Trong Luật phòng cháy và chữa cháy chất nguy hiểm về cháy, nổ là: Chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ.
Câu 3: Theo Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ GD&ĐT thì thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy đối với học sinh phổ thông, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên phải bảo đảm tối thiểu bao nhiêu buổi trong 01 năm học: 02 buổi/01 năm học.
Câu 4: Kết hợp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực là biện pháp cứu nạn nhấn tốt nhất vậy chu trình thực hiện như thế nào: Thổi ngạt 02 lần, ép tim 30 lần, liên tục 5 lần dừng lại kiểm tra nhịp thở và nhịp tim.
Câu 5: Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ, đối với hành vi: “Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn” hình thức xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Câu 6: Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH là gì:
- Phòng cháy.
- Chữa cháy.
- Cứu nạn, cứu hộ.
Câu 7: Trong các nguyên tắc về công tác PCCC được quy định tại điều 4 của Luật PCCC, nguyên tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất: Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
Câu 8: Đối với nạn nhân là trẻ em, khi phát hiện ngừng tuần hoàn thực hiện ép tim như thế nào?
- Hai tay để thẳng, dùng lực toàn thân ấn thẳng góc xuống nữa dưới xương ức đảm bảo cho xương ức lún sâu về phía xương sống từ 4-5 cm, liên tục và nhịp nhàng với nhịp độ 80-100 lần/phút.
- Dùng một gốc bàn tay để ép tim, lún sâu về phía xương sống 2,5-3,7 cm, liên tục và nhịp nhàng với tần số 100 lần/phút.
Câu 9: Trình tự các bước sử dụng bình khí chữa cháy xách tay như thế nào là đúng nhất: Mang bình đến đám cháy Hướng loa phun vào gốc lửa Rút chốt an toàn Bóp van xả.
Câu 10: Trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu là bao nhiêu tuổi: Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ.
Câu 11: Hãy cho biết các điều kiện cơ bản để xảy ra sự cháy?
- Nguồn nhiệt phải đạt đến giới hạn bắt cháy của chất cháy
- Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy
- Nồng độ oxy trong không khí phải lớn hơn 14%
Câu 12: Hãy sắp xếp đúng theo trình tự khi có sự cố xảy ra: Báo động Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy Dùng phương tiện tại chỗ để dập tắt đám cháy Gọi số 114
Câu 13: Khi phát hiện các dấu hiệu nạn nhân bị tắt nghẽn đường thở cần làm gì: Đứng sau lưng nạn nhân Nắm chặt bàn tay thành quả đấm đặt ở vùng thượng vị Ấn nhanh, dứt khoát từ trước ra sau, từ dưới lên trên.
Câu 14: Hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được áp dụng theo quy định nào: Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Câu 15: Hộ gia đình nên trang bị gì để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy: Bình chữa cháy; mặt nạ phòng độc; lối thoát nạn thứ 2; thiết bị cảnh báo cháy.
Câu 16: Để có sự cháy xảy ra cần có các yếu tố nào sau đây: Chất cháy, khí oxy và nguồn nhiệt.
Câu 17: Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ, đối với hành vi: “Không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy” hình thức xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Câu 18: Sự cổ đuối nước có thể xảy ra ở đâu?
- Nhà vệ sinh
- Dịch vụ Spa trẻ em
- Khu vực có vùng nước tự nhiên: biển, ao, hồ, sông, suối...
Câu 19: Mặt nạ lọc độc thường được sử dụng trong trường hợp nào?
- Sử dụng dưới nước
- Sử dụng trong môi trường yếm khí.
- Sử dụng trong môi trường khói, khí độc.
Câu 20: Theo Luật Phòng cháy và chữa cháy, ngày nào trong các ngày sau đây là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”: Ngày 4/10
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 quận 12 TPHCM? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:
Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
[...]
Theo đó, trách nhiệm phòng cháy chữa cháy thuộc về mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền dưới đây:
- Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy.
- Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy.
- Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy.
- Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?