Cơ cấu tổ chức Ban Kinh tế Trung ương như thế nào?
Cơ cấu tổ chức Ban Kinh tế Trung ương như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018 quy định như sau:
Điều 3. Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Ban
Gồm có Trưởng ban, các phó trưởng ban chuyên trách và một số phó trưởng ban kiêm nhiệm.
2. Cơ cấu tổ chức của Ban Kinh tế Trung ương gồm:
(1) Vụ Kinh tế tổng hợp
(2) Vụ Công nghiệp
(3) Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(4) Vụ Xã hội
(5) Vụ Kinh tế vùng và địa phương
(6) Vụ Kinh tế quốc tế và hội nhập
(7) Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế
(8) Vụ Tổ chức - Cán bộ
(9) Văn phòng
3. Biên chế
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, thống nhất với Ban Kinh tế Trung ương xác định biên chế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và Đề án vị trí việc làm của Ban Kinh tế Trung ương, đồng thời, thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Kinh tế Trung ương được sử dụng chuyên gia, cộng tác viên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Như vậy, cơ cấu tổ chức Ban Kinh tế Trung ương như sau:
(1) Vụ Kinh tế tổng hợp
(2) Vụ Công nghiệp
(3) Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(4) Vụ Xã hội
(5) Vụ Kinh tế vùng và địa phương
(6) Vụ Kinh tế quốc tế và hội nhập
(7) Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế
(8) Vụ Tổ chức - Cán bộ
(9) Văn phòng
Cơ cấu tổ chức Ban Kinh tế Trung ương như thế nào? (Hình từ Internet)
Mối quan hệ công tác của Ban Kinh tế Trung ương được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018 quy định mối quan hệ công tác của Ban Kinh tế Trung ương như sau:
- Với Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội và các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương là quan hệ phối hợp trong việc tham mưu, đề xuất; thẩm định đề án, dự án, báo cáo, văn bản; triển khai, thực hiện những/Chủ trương, cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội và để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của Ban Kinh tế Trung ương và cơ quan phối hợp.
- Với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương là quan hệ phối hợp trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện những chủ trương, cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội của Trung ương.
- Ban Kinh tế Trung ương được yêu cầu các ban cán sự đảng bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước có liên quan trong khối kinh tế - xã hội báo cáo định kỳ hoặc đột xuất nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018 quy định nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương như sau:
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng đường lối, chủ trương, nghị quyết đại hội, nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quyết định về lĩnh vực kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, các vấn đề xã hội gắn với kinh tế theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo thẩm quyền.
- Nghiên cứu, đề xuất chương trình, kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng và các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội.
- Tham gia với các cơ quan nhà nước trong việc nghiên cứu thể chế hóa các chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp, mới nảy sinh mang tầm chiến lược về kinh tế - xã hội, việc thí điểm, tổng kết một số chủ trương, mô hình mới trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Chủ trì, phối hợp sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?