Ban hành Nghị định 107/2024/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ?

Ban hành Nghị định 107/2024/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ? Chính phủ ban hành nghị định nhằm mục đích gì?

Ban hành Nghị định 107/2024/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ?

Ngày 20/8/2024, Chính phủ ban hành Ban hành Nghị định 107/2024/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20/8/2024.

Tại Điều 1 Nghị định 107/2024/NĐ-CP quy định bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật sau:

[1] Nghị định 78-CP năm 1997 quy định quân hiệu, cấp hiệu, lễ phục, quân kỳ, phù hiệu kiểm soát, biển công tác, cờ hiệu, giấy chứng minh của Bộ đội biên phòng

[2] Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản

[3] Nghị định 04/2003/NĐ-CP quy định về khen thưởng đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong phòng, chống ma tuý

[4] Nghị định 18/2005/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

[5] Nghị định 120/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thanh niên

[6] Nghị định 30/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập

[7] Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương

[8] Nghị định 16/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập

[9] Nghị định 78/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 120/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật thanh niên

[10] Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Ban hành Nghị định 107/2024/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ?

Ban hành Nghị định 107/2024/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ? (Hình từ Internet)

Chính phủ ban hành nghị định nhằm mục đích gì?

Căn cứ Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định Chính phủ ban hành Nghị định nhằm mục đích sau:

- Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

- Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

- Các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ

- Những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên

- Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

- Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Đề nghị xây dựng nghị định được xây dựng trên các căn cứ nào?

Căn cứ Điều 84 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định đề nghị xây dựng nghị định:

Điều 84. Đề nghị xây dựng nghị định
1. Đề nghị xây dựng nghị định được áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành nghị định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.
3. Đề nghị xây dựng nghị định được xây dựng trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định;
c) Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, đề nghị xây dựng nghị định được xây dựng trên các căn cứ sau:

- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước

- Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định

- Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn

- Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 25/2024/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 80/2021/TT-BTC còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 55/2024/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các Nghị định, Thông tư có hiệu lực từ tháng 11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Luật Chứng khoán qua các thời kỳ tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Luật Kinh doanh bất động sản qua các thời kỳ tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Luật Nhà ở qua các thời kỳ tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về Công ước về Luật biển năm 1982 (tiếng Việt và tiếng anh)?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Phan Vũ Hiền Mai
266 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào