Công bố điểm chuẩn Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền năm 2024?

Công bố điểm chuẩn Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền năm 2024? Có bao nhiêu phương thức đào tạo trình độ đại học?

Công bố điểm chuẩn Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền năm 2024?

Căn cứ theo Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024 ban hành kèm Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 19/8/2024, các trường đại học sẽ thông báo trúng tuyển đợt 1.

Theo đó, từ chiều ngày 17/8/2024, các trường bắt đầu công bố điểm chuẩn đại học. Hiện nay, đã công bố điểm chuẩn Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam năm 2024. Cụ thể:

- Điểm chuẩn xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024: ngành Y khoa có điểm chuẩn là 25,57; ngành Dược học lấy 23,52 điểm; ngành Y học cổ truyền lấy 22,75 điểm.

- Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp với chứng chỉ ngoại ngữ: ngành Y khoa vẫn có điểm chuẩn cao nhất với 24,1; ngành Dược học lấy 22,15 điểm; ngành Y học cổ truyền lấy 21,4 điểm.

Công bố điểm chuẩn Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền năm 2024?

Công bố điểm chuẩn Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền năm 2024? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu phương thức đào tạo trình độ đại học?

Theo quy định tại Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, có 02 phương thức đào tạo trình độ đại học cụ thể:

[1] Đào tạo theo niên chế:

- Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại.

- Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.

- Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.

[2] Đào tạo theo tín chỉ:

- Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo.

- Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy.

- Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.

[3] Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:

- Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo.

- Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo.

- Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.

Liên kết đào tạo trình độ đại học được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định liên kết đào tạo chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học. Không thực hiện việc lCông bố điểm chuẩniên kết đào tạo đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề.

[1] Các yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở chủ trì đào tạo:

- Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định;

- Chương trình đào tạo dự kiến liên kết đào tạo đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu chương trình đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành;

- Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;

- Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo;

- Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không áp dụng điểm a, điểm b khoản này, nhưng chỉ được liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục thuộc cùng bộ quản lý trực tiếp và phải có văn bản giao nhiệm vụ liên kết đào tạo của bộ quản lý trực tiếp.

[2] Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo:

- Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;

- Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành, trừ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

[3] Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo:

- Cơ sở chủ trì đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng liên kết đào tạo, thỏa thuận cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp tổ chức thực hiện, quản lý quá trình dạy học bảo đảm chất lượng đào tạo và thực hiện nội dung đã thỏa thuận phù hợp với các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

- Cơ sở chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đào tạo; báo cáo hoạt động liên kết đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi liên kết đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh; nếu cơ sở phối hợp đào tạo không đáp ứng được các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định của học phần hoặc của chương trình đào tạo thì phải chuyển sinh viên về cơ sở chủ trì liên kết để tiếp tục đào tạo theo quy định và bảo đảm quyền lợi cho sinh viên;

- Cơ sở phối hợp đào tạo có trách nhiệm cùng cơ sở chủ trì đào tạo bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất thực hiện đào tạo; tham gia quản lý, giảng dạy, theo thoả thuận giữa hai bên;

- Cơ sở chủ trì đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho giảng viên, sinh viên trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đào tạo.

Tuyển sinh Đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tuyển sinh Đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách trường đại học dự kiến tổ chức kỳ thi riêng năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án tuyển sinh 2025 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có điểm chuẩn đánh giá năng lực trường Đại học Sài Gòn năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xét tuyển đại học năm 2025 Đại học Quốc gia TP.HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm chuẩn xét tuyển sớm trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học An Giang xét tuyển bổ sung trình độ đại học chính quy năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách xét tuyển bổ sung đợt 2 2024 các trường đại học trên cả nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Công bố điểm thi tuyển sinh sau Đại học Y Hà Nội 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tuyển sinh Đại học
Dương Thanh Trúc
8,745 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào