Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do trong các trường hợp nào?
Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về giấy chứng nhận lưu hành tự do như sau:
Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do
1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.
Như vậy, Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận được cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Giấy này được sử dụng nhằm mục đích chứng nhận hàng hóa được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do như sau:
Điều 37. Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do
Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do trong các trường hợp sau đây:
1. Pháp luật quy định hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do;
2. Theo đề nghị của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do trong các trường hợp sau đây:
- Pháp luật quy định hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do;
- Theo đề nghị của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do như sau:
Điều 38. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do
Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do; quy định thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do.
Theo quy định nêu trên, thì Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do; quy định thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do.
Quy trình cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS đối với hàng hóa xuất khẩu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quy trình cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:
[1] Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Bước 2:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ:
+ Trường hợp chấp nhận cấp CFS: Không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS cấp CFS cho thương nhân.
+ Trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó: tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất;
+ Trường hợp không cấp CFS: cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Lưu ý: Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.
Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?