Bộ Sách giáo khoa lớp 6 năm học 2024 - 2025 theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT?
Bộ Sách giáo khoa lớp 6 năm học 2024 - 2025 theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT?
Căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 718/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định Bộ Sách giáo khoa lớp 6 năm học 2024 - 2025 theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT như sau:
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bao lâu?
Căn cứ Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông:
Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
[...]
Theo quy định trên, giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học.
Bộ Sách giáo khoa lớp 6 năm học 2024 - 2025 theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT? (Hình từ Internet)
Tổ chức biên soạn sách giáo khoa phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 10 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn của tổ chức biên soạn sách giáo khoa:
Điều 10. Tiêu chuẩn của tổ chức biên soạn sách giáo khoa
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
2. Có đội ngũ tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư này.
3. Đáp ứng yêu cầu thực hiện quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, tổ chức biên soạn sách giáo khoa phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
[1] Được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
[2] Có đội ngũ tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn
- Am hiểu về khoa học giáo dục
- Có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.
Lưu ý: Người tham gia biên soạn sách giáo khoa không tham gia thẩm định sách giáo khoa.
[3] Đáp ứng yêu cầu thực hiện quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa theo quy định
- Quy trình biên soạn sách giáo khoa
+ Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định
+ Tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn
+ Phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa
+ Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác
+ Tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung quy định
+ Hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định
+ Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
+ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu và quy trình thực nghiệm sách giáo khoa
+ Đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa, lựa chọn các bài học để tổ chức thực nghiệm mang tính đại diện về loại bài, thể hiện điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục
+ Tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại
+ Mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 02 lần, sau lần dạy thực nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài học trước khi tổ chức dạy thực nghiệm lần thứ hai
+ Cơ sở giáo dục phổ thông được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền
+ Lớp học sinh được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm thuộc khối lớp có sách giáo khoa được thực nghiệm
+ Việc dạy thực nghiệm được thực hiện đối với học sinh toàn lớp vào thời điểm phù hợp với năng lực của học sinh.
+ Giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là những người đang trực tiếp dạy học môn học có sách giáo khoa được thực nghiệm; mỗi tiết dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 03 giáo viên dự giờ và tham gia góp ý bài học thực nghiệm
+ Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức đánh giá bài học thực nghiệm theo nội dung từng khoản (trừ những nội dung không thể hiện trong bài học) theo quy định.
- Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa:
+ Trong quá trình sử dụng, sách giáo khoa có thể được chỉnh sửa
+ Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa thực hiện như quy trình biên soạn sách giáo khoa trừ quy định về thực nghiệm sách giáo khoa.
+ Trường hợp phải tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa chỉnh sửa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?