Các yếu tố cấu thành tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự 2015?

Các yếu tố cấu thành tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự 2015? Có công khai thông tin người nộp thuế khi có hành vi trốn thuế không?

Các yếu tố cấu thành tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự 2015?

Tội trốn thuế được quy định độc lập tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 47 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Tội trốn thuế thuộc một trong các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Dưới đây là các yếu tố cấu thành tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự 2015:

[1] Chủ thể

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, chủ thể của tội trốn thuế là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

- Về độ tuổi: Người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên vì tội trốn thuế không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

- Về năng lực trách nhiệm hình sự: Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải có năng lực trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, tại Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 quy định đối tượng nộp thuế bao gồm:

- Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế

- Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước

- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế

[2] Khách thể

Khách thể của tội trốn thuế là chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước mà cụ thể là chế độ quản lý về việc thu thuế, nộp ngân sách.

[3] Khách quan

Mặt khách quan tội trốn thuế là các hành vi sau:

- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế

- Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật

- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp

- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn

- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn

- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan

- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,

- Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa

[4] Chủ quan

Người thực hiện hành vi trốn thuế là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi trốn thuế của mình là làm thiệt hại cho Nhà nước mà vẫn trốn thuế.

Các yếu tố cấu thành tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự 2015?

Các yếu tố cấu thành tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự 2015? (Hình từ Internet)

Người phạm tội trốn thuế bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 47 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội trốn thuế:

Điều 200. Tội trốn thuế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
[...]

Theo quy định trên, người phạm tội trốn thuế có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có công khai thông tin người nộp thuế khi có hành vi trốn thuế không?

Căn cứ Điều 100 Luật Quản lý thuế 2019 quy định công khai thông tin người nộp thuế:

Điều 100. Công khai thông tin người nộp thuế
1. Cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin người nộp thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Trốn thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đúng thời hạn; nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
b) Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác;
c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên, người nộp thuế có hành vi trốn thuế thì cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin người nộp thuế.

Tội trốn thuế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội trốn thuế
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội trốn thuế bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự 2015?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì có tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xử lý thuế khi doanh nghiệp bỏ trốn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội trốn thuế là gì? Thực hiện hành vi nào bị xem là phạm tội trốn thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Người khai báo sai giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên hợp đồng khác với thực tế bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trốn bao nhiêu tiền thuế thì phạm tội trốn thuế
Hỏi đáp pháp luật
Trốn bao nhiêu tiền thuế thì phạm tội trốn thuế?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp luật quy định như thế nào về tội trốn thuế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội trốn thuế
Phan Vũ Hiền Mai
431 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội trốn thuế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội trốn thuế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào