Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình TP Cần Thơ năm 2024?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình TP Cần Thơ năm 2024?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình TP Cần Thơ năm 2024?

Căn cứ theo Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình TP Cần Thơ năm 2024 Tại đây, thông tin chi tiết về cuộc thi như sau:

- Đối tượng dự thi: Công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP Cần Thơ.

Lưu ý: Thành viên Ban Tổ chức, Ban ra đề thi không được dự thi.

- Thời gian thi: Từ 7 giờ 30 phút ngày 28/6/2024 và kết thúc lúc 17 giờ ngày 28/8/2024.

- Hình thức thi: trắc nghiệm trực tuyến trên website Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật tại địa chỉ:

https://timhieuphapluatgd-pcblgd.cantho.gov.vn/

Dưới đây là đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình TP Cần Thơ năm 2024 có thể tham khảo:

Câu 1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ với nhau như thế nào theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu 2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định như thế nào là cưỡng ép kết hôn: Là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

Câu 3. Chủ thể nào được ban hành quyết định cấm tiếp xúc, theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022: Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình.

Câu 4. Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022, nội dung nào sau đây là nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình: Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.

Câu 5. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022, định nghĩa thế nào là bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Câu 6. Địa chỉ nào sau đây là nơi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học.

- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 7. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình được quy định trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022, gồm những cơ sở nào: Địa chỉ tin cậy; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở trợ giúp xã hội; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

Câu 8. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, một trong những nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình là bảo đảm lợi ích tốt nhất của đối tượng nào dưới đây: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc.

Câu 9. Phương án nào sau đây là quy định bảo vệ, giữ bí mật thông tin khi tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ:

- Thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được bảo vệ, giữ bí mật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình thì phải được người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình đồng ý bằng văn bản theo quy định.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi công khai thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình thì phải được người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đồng ý bằng văn bản theo quy định.

Câu 10. Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình là tháng mấy hằng năm, theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022: Tháng 6 hàng năm

Câu 11. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022:

- Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

- Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

-. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Câu 12. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm trường hợp nào sau đây:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

- Yêu sách của cải trong kết hôn; cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; bạo lực gia đình.

- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính.

Câu 13. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng được hiểu như thế nào:

- Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Câu 14. Hành vi nào sau đây là hành vi bạo lực gia đình được quy định trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022

- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em.

- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực; Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi; Cô lập, giam cầm thành viên gia đình.

Câu 15. Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022, cá nhân có quyền gì trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình?

- Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình. Được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

- Được tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

- Được hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

Câu 16. Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022, thành viên gia đình có trách nhiệm gì trong phòng, chống bạo lực gia đình?

- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan; Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình; Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình; Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 17. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ phải đủ bao nhiêu tuổi mới được kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 18. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm nguyên tắc nào dưới đây:

- Chủ động, kịp thời, kiên trì; tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình. Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

Câu 19. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014?

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

- Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Câu 20. Theo bạn, có bao nhiêu % số người trả lời chính xác 19 câu hỏi trắc nghiệm trên tổng số người tham gia Hội thi: 75%.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/15082024/phong-chong-bao-luc-gia-dinh.jpg

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình TP Cần Thơ năm 2024? (Hình từ Internet)

Cá nhân có thể tố giác hành vi bạo lực gia đình ở đâu?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cá nhân có thể tố giác hành vi bạo lực gia đình đến những địa chỉ dưới đây:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

- Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học.

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Có mấy hình thức giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình?

Căn cứ theo Điều 15 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, có 06 hình thức giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình đó là:

- Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến pháp luật trực tiếp.

- Phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.

- Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục.

- Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông.

- Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

- Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình TP Cần Thơ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Đợt 4 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật năm 2024 tỉnh Sóc Trăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
15/8 âm lịch 2024 là ngày mấy dương lịch, thứ mấy? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 15/8 âm lịch 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư tỉnh Bắc Giang?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Lịch Vạn niên, lịch Âm Tháng 8 2024 bắt đầu từ ngày mấy dương? Tháng 8 âm lịch 2024 có ngày lễ nào NLĐ được nghỉ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung thu 2024 rơi vào thứ mấy trong tuần? Người lao động được xin nghỉ làm vào Trung thu 2024 được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hôm nay (15/8/2024) là ngày gì? Lịch âm hôm nay 2024 - Lịch vạn niên 2024 tháng này?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Lịch Vạn niên, lịch Âm Tháng 6 năm 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào theo lịch dương năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
51 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào