Mẫu Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn theo Công văn 5512?
Mẫu Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn theo Công văn 5512?
Mẫu Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020.
Dưới đâu là Mẫu Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn theo Công văn 5512 cập nhật năm 2024:
Tải Mẫu Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn cập nhật năm 2024: Tại đây
Mẫu Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn theo Công văn 5512? (Hình từ Internet)
Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn gồm những kế hoạch nào?
Theo Tiểu mục 2 Mục 2 Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 hướng dẫn như sau:
II. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
[...]
2. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Căn cứ vào kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học đã được Hiệu trưởng quyết định, các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học (theo Khung kế hoạch dạy học môn học tại Phụ lục 1) và Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (theo Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tại Phụ lục 2). Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đơn vị được giao chủ trì hoạt động nào xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đó, bao gồm các thành phần cơ bản sau: mục đích, yêu cầu; nội dung, hình thức và chương trình tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các đối tượng tham gia; thời gian và địa điểm tổ chức; nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện.
Thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; định kì sinh hoạt chuyên môn để xây dựng bài học minh họa, tổ chức dạy học và dự giờ để phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh[7]. Việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn.
Theo đó, kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn gồm những kế hoạch sau:
- Kế hoạch dạy học các môn học (theo Khung kế hoạch dạy học môn học tại Phụ lục 1 Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020);
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (theo Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tại Phụ lục 2 Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020).
Các tổ chuyên môn xây dựng đề kiểm tra từng môn học theo các mức độ nào?
Theo Tiểu mục 4 Mục 2 Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 hướng dẫn như sau:
II. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
[...]
4. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì
a) Đối với bài kiểm tra
Các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu như sau:
- Nhận biết: Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Thông hiểu: Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Vận dụng: Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã được học ở các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Vận dụng cao: Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, các vấn đề thực tiễn phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học.
[...]
c) Tổng hợp nhận xét, đánh giá cuối học kì và cả năm học
Khuyến khích giáo viên hướng dẫn và giao cho học sinh viết tự nhận xét về ưu điểm, hạn chế, sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện đối với từng môn học cuối mỗi học kì; căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và định kì, giáo viên tổng hợp đưa ra nhận xét, đánh giá để học sinh hoàn thiện, chỉnh sửa và gửi cho cha mẹ học sinh.
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Tổng hợp nhận xét cuối mỗi học kì và cả năm học được thông báo cho từng học sinh và ghi vào Học bạ học sinh.
Theo đó, các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu như sau:
- Nhận biết: Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Thông hiểu: Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Vận dụng: Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã được học ở các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Vận dụng cao: Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, các vấn đề thực tiễn phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 12 tháng 11 là ngày gì? Ngày 12 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Tỉnh Bình Phước có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã? Tỉnh Bình Phước giáp với những tỉnh nào?
- Trình tự thành lập cụm công nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia được bán điện dư lên đến tối đa 20% công suất đúng không?
- Tiền trợ cấp thất nghiệp bị thu hồi được chuyển vào đâu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?