Tỷ giá USD tháng 8/2024 là bao nhiêu? Khoản thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ có cần quy đổi ra đồng Việt Nam không?

Tỷ giá USD tháng 8/2024 là bao nhiêu? Khoản thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ có cần quy đổi ra đồng Việt Nam không?

Tỷ giá USD tháng 8/2024 là bao nhiêu?

Ngày 31/07/2024, Kho Bạc Nhà nước đã ban hành Thông báo 4394/TB-KBNN năm 2024 về tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 08 năm 2024.

Căn cứ theo Thông báo 4394/TB-KBNN năm 2024, tỷ giá USD tháng 8/2024 áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước được xác định như sau:

- Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ (USD) tháng 08 năm 2024 là 1 USD = 24.251 đồng.

- Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác của tháng 08 năm 2024 được thực hiện theo Phụ lục đính kèm Thông báo 4394/TB-KBNN năm 2024 như sau:

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/14082024/ty-gia-hach-toan.jpg

Lưu ý: Tỷ giá hạch toán trên được áp dụng trong các nghiệp vụ:

- Quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ.

- Quy đổi và hạch toán kế toán của Kho bạc Nhà nước.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/14082024/ty-gia-usd%20(1).jpg

Tỷ giá USD tháng 8/2024 là bao nhiêu? Khoản thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ có cần quy đổi ra đồng Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Khoản thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ có cần quy đổi ra đồng Việt Nam không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:

Điều 13. Kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước
1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước tại thời điểm phát sinh.
2. Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.
3. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán nhà nước, mục lục ngân sách nhà nước và quy định của Luật này.
4. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 328/2016/TT-BTC quy định như sau:

Điều 3. Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước
[...]
3. Tất cả các khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam, chi tiết theo niên độ ngân sách, mục lục NSNN và được phân chia cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ phần trăm (%) do cấp có thẩm quyền quy định. Các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ tại thời điểm hạch toán.
[...]

Như vậy, các khoản thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ bắt buộc phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán tại thời điểm hạch toán để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước tại thời điểm phát sinh.

Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2015, nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước như sau:

- Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

- Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

- Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

- Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.

- Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.

- Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

- Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật Đầu tư công 2019 và quy định của pháp luật có liên quan.

- Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào