Đáp án tuần 2 cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024?
- Tầm nhìn đến năm 2030 của Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
- Nhiệm vụ trọng tâm Quốc gia về phát triển hạ tầng số theo Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 là gì?
Đáp án tuần 2 cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024?
Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024 được phát động, tổ chức trong phạm vi toàn tỉnh Đắk Lắk.
Xem chi tiết Thể lệ Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024 Tại đây
Cuộc thi diễn ra trong 04 tuần liên tục, bắt đầu thi tuần thứ nhất từ ngày 05/8/2024, kết thúc vào ngày 30/8/2024. Tuần 2 bắt đầu từ 8h00 ngày 12/8/2024 đến 17h00 ngày 16/8/2024
Dưới đây là đáp án tuần 2 cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024:
Câu 1: Theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mục tiêu phát triển kinh tế số tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 7%
Câu 2: Theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 16/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm quốc gia về bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia là: Xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin.
Câu 3: Theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mục tiêu phát triển kinh tế số tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, nội dung Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 7,5%
Câu 4: Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, có 06 nội dung chính cần triển khai nhằm kiến tạo thể chế, tạo nền móng Chuyển đổi số
Câu 5: Theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới 06 quan điểm
Câu 6: Theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội đến năm 2025 là:
- Cơ quan nhà nước cắt giảm, tái cấu trúc, đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất các thủ tục hành chính phục vụ xã hội trên phạm vi toàn quốc.
- Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ mới trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động xã hội một cách chủ động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá thể hóa, theo suốt cuộc đời, khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu.
Câu 7: Theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mục tiêu phát triển xã hội số tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, Đắk Lắk nằm trong nhóm hạng A, nhóm dẫn đầu quốc gia về an toàn, an ninh mạng
Câu 8: Theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nội dung không phải là mục tiêu phát triển xã hội số đến năm 2030 là: 100% người dân và doanh nghiệp được Trợ lý ảo hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh
Câu 9: Theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 16/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm quốc gia về hoàn thiện môi trường pháp lý là: Ban hành Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước để phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ số và định hướng chuyển đổi số của Việt Nam.
Câu 10: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm quốc gia về bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 16/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ là: Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử.
* Đáp án tuần 2 chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án tuần 2 cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024? (Hình từ Internet)
Tầm nhìn đến năm 2030 của Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược), với những nội dung sau:
[...]
II. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Việt Nam có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu theo xếp hạng của Liên hợp quốc.
Chính phủ số chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.
Chính phủ số chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.
[...]
Như vậy, tầm nhìn đến năm 2030 của Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
- Việt Nam có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu theo xếp hạng của Liên hợp quốc.
- Chính phủ số chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.
- Chính phủ số chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Nhiệm vụ trọng tâm Quốc gia về phát triển hạ tầng số theo Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 quy định nhiệm vụ trọng tâm Quốc gia về phát triển hạ tầng số như sau:
[1] Hạ tầng mạng
- Phát triển và vận hành hạ tầng mạng chuyên dùng ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối 04 cấp hành chính từ trung ương đến cấp xã trên cơ sở Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng diện rộng của các bộ, ngành, địa phương, mạng Internet băng rộng để phục vụ Chính phủ số;
- Triển khai các hệ thống kỹ thuật bảo đảm năng lực, an toàn thông tin cho Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước làm hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu phục vụ Chính phủ số.
[2] Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ
- Hệ sinh thái đám mây phục vụ Chính phủ số gồm Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC), đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương (AGC) và đám mây của các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ Chính phủ số (EGC);
- Xây dựng Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC) thống nhất trên cơ sở quy hoạch, kết nối đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương (AGC) nhằm tạo môi trường để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên, phát triển dịch vụ dùng chung cho Chính phủ số trên quy mô toàn quốc được linh hoạt, hiệu quả, nhanh chóng; kết nối, khai thác hiệu quả các hệ thống đám mây của doanh nghiệp (EGC) để cung cấp hạ tầng điện toán đám mây cho Chính phủ số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?