Quy định về góp vốn điều lệ bằng tiền mặt? Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt được không?
Quy định về góp vốn điều lệ bằng tiền mặt? Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt không?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP có quy định tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
*Đối với doanh nghiệp:
Tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP có quy định về góp vốn điều lệ bằng tiền mặt của doanh nghiệp như sau:
Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC có quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác như sau:
Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp không được góp vốn điều lệ bằng tiền mặt mà chỉ được góp vốn bằng các hình thức như:
- Thanh toán bằng Séc;
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
- Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
*Đối với cá nhân:
Tại Công văn 786/TCT-CS năm 2016 có hướng dẫn về thanh toán bằng tiền mặt như sau:
1. Quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
Tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt quy định:
“Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.”
Căn cứ quy định trên thì các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt khi góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Quy định trên không áp dụng bắt buộc đối với cá nhân khi góp vốn vào doanh nghiệp.
Như vậy, quy định về việc các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt sẽ không áp dụng bắt buộc đối với cá nhân.
Tóm lại, doanh nghiệp không được phép góp vốn điều lệ bằng tiến mặt theo quy định. Còn đối với cá nhân thì cá nhân vẫn được phép góp vốn điều lệ bằng tiền mặt.
Quy định về góp vốn điều lệ bằng tiền mặt? Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt được không? (Hình từ Internet)
Hiện nay có những loại tài sản góp vốn nào?
Tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về tài sản góp vốn như sau:
Điều 34. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện nay tài sản góp vốn sẽ có những loại tài sản sau:
- Đồng Việt Nam
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi
- Vàng
- Quyền sử dụng đất
- Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật
- Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty thực hiện như thế nào?
Tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:
Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
[...]
Như vậy, trường hợp tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ đề thi cuối kì 1 Tiếng anh 4 Global success có đáp án năm 2024-2025?
- Mẫu lịch để bàn năm 2025? Hướng dẫn việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm đối với lịch để bàn hiện nay?
- Người quản lý doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Bộ Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 Vòng 8 cấp huyện năm 2024 - 2025?
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?