Thời hạn quy hoạch cảng hàng không là bao lâu theo TCVN 12575:2019?

Thời hạn quy hoạch cảng hàng không là bao lâu theo TCVN 12575:2019? 12 nguyên tắc quy hoạch tuyến di chuyển cho hành khách tại cảng hàng không?

Thời hạn quy hoạch cảng hàng không là bao lâu theo TCVN 12575:2019?

Căn cứ theo Tiểu mục 6.4 Mục 6 TCVN 12575:2019, thời hạn quy hoạch cảng hàng không chia theo từng giai đoạn được xác định như sau:

- Giai đoạn lập quy hoạch dài hạn: 20 năm, giai đoạn này phải xét đến các quy hoạch khác của địa phương như quy hoạch sử dụng đất và giao thông để đảm bảo mục tiêu thống nhất.

- Giai đoạn lập quy hoạch trung hạn 10 năm, giai đoạn này phải xác định chính xác các yêu cầu phát triển và ước tính các chi phí liên quan.

- Giai đoạn lập quy hoạch ngắn hạn: 5 năm, giai đoạn này phải giải quyết chi tiết các nhu cầu của công trình và ước toán kinh phí.

Ước toán này phải đủ chính xác cho phép lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách thống nhất với các chương trình cấp vốn cho cảng hàng không ở cấp quốc gia, cũng như quá trình lập dự toán ngân sách địa phương.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/10082024/cang-hang-khong.jpg

Thời hạn quy hoạch cảng hàng không là bao lâu theo TCVN 12575:2019? (Hình từ Internet)

Đường cất hạ cánh trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Căn cứ theo tiểu tiết 9.1.4.3 tiết 9.1.4 Tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019, đường cất hạ cánh trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

- Kết cấu mặt đường chịu được tải trọng tàu bay dự báo.

- Dải cất hạ cánh, bao gồm cả kết cấu mặt đường, lề đường và dải quang, thoát nước làm khô và dải san nền phải có khả năng chịu được các thiết bị chống cháy nổ, khẩn nguy, cứu hỏa và bảo dưỡng bề mặt trong những điều kiện bình thường cũng như đảm bảo an toàn cho tàu bay khi gặp sự cố lăn khỏi mặt đường ra lề.

- Dải tiếp giáp đầu đường cất hạ cánh gia cố - khu vực được thiết kế liền kề với các đầu đường cất hạ cánh chịu được luồng khí phản lực liên tục trong thời gian dài. Khu vực này có mặt đường hoặc được trồng cỏ.

- Bảo hiểm đầu đường cất hạ cánh nhằm giảm rủi ro tàu bay hạ cánh quá sớm hoặc chạy vượt quá đường cất hạ cánh.

- Dải hãm phanh đầu là một đoạn mặt đường kéo dài vượt quá đầu đường cất hạ cánh phải có mặt đường đủ bền chịu được tải trọng tàu bay.

- Dải quang là khu vực kéo dài quá đầu đường cất hạ cánh không được có chướng ngại vật, không cần có mặt đường.

12 nguyên tắc quy hoạch tuyến di chuyển cho hành khách tại cảng hàng không?

Căn cứ theo tiểu tiết 10.1.8.2 tiết 10.1.8 Tiểu mục 10.1 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019, 12 nguyên tắc quy hoạch tuyến di chuyển cho hành khách tại cảng hàng không đó là:

- Tuyến đi mạch lạc, ngắn, thẳng. Các tuyến đi không được xung đột hoặc giao cắt các tuyến hành lý hàng hóa khác.

- Tránh thay đổi cao độ trên tuyến đi bộ.

- Hành khách có thể đi qua khu nhà ga hành khách mà không cần hướng dẫn và chỉ dẫn của nhân viên cảng hàng không. Hệ thống giao thông là “giao thông nhỏ giọt” (từng người) chứ không phải giao thông theo nhóm.

- Trong trường hợp mật độ giao thông lớn, thì tuyến đi chính được giành cho dòng giao thông lưu lượng lớn hơn. Dòng hành khách được chuyển từ tuyến đường chính qua khu kiểm soát đặc biệt tại điểm cuối của tuyến khi tính chất giao thông thay đổi.

- Hành khách khi di chuyển phải có cơ hội kiểm tra lại hành lý sớm nhất có thể.

- Phải có chỉ dẫn hướng đi cho từng tuyến đường. Trường hợp có tuyến đi ngược lại thì nó phải khép kín. Tuyến đường giao thông và khu vực di chuyển tự do có chức năng khác nhau phải bổ sung cho nhau. Khu vực di chuyển tự do hỗ trợ giao thông nhưng không được lấn vào phạm vi của tuyến giao thông chính.

- Giao thông tự do qua các tuyến giao thông hàng không và mặt đất ít bị chia cắt nhất. Mặt bằng quy hoạch phải đảm bảo cho hành khách thuận tiện, an toàn tối đa, được phục vụ tận tình với chi phí tối thiểu của nhà khai thác và cơ quan kiểm soát. Phải quy hoạch sao cho hành khách đi qua ít điểm kiểm soát nhất.

- Hành khách không được đi qua một trạm kiểm soát hơn 1 lần. Vì thế, nếu thủ tục và kiểm soát được lập ra tại hơn một điểm, các tuyến giao thông phải cho phép hành khách tự do đi qua mọi điểm kiểm soát tương tự phía sau.

- Trạm kiểm soát cuối cùng mà hành khách phải đi qua là trạm an ninh. Bất kỳ trạm kiểm soát nào tại cảng hàng không nhằm kiểm tra hành khách và hành lý xách tay của họ cũng phải đủ xa cửa lên tàu bay để hạn chế tối đa những trường hợp lên tàu bay trái phép. Cần phải có khu vực “cách ly” giữa trạm kiểm soát an ninh và tàu bay.

- Tuyến giao thông phải có tầm nhìn thông suốt càng xa càng tốt. Cần phải đảm bảo tầm nhìn liên tục từ khu vực chức năng của tuyến đến khu kế tiếp, vd: từ chỗ nhận hành lý đến hải quan hoặc từ nơi làm thủ tục đi đến cửa xuất cảnh. Khu vực chặn tầm nhìn, chẳng hạn như cửa ra của cơ quan chức năng tại các phòng riêng biệt có thể gây nhầm lẫn thì cần phải có bảng hiệu, chỉ dẫn cho hành khách.

- Phải tránh những dấu hiệu gây do dự như chỉ dẫn mơ hồ, chỉ sai hướng hay đa hướng.

- Tốc độ giao thông và công suất của tuyến đường cho hành khách phụ thuộc cả vào những hệ thống khác chẳng hạn như lưu lượng hành lý và thời gian quay vòng tàu bay cũng như công suất của cảng hàng không. Tốc độ nhanh nhất của dòng hành khách hoặc công suất lớn nhất vượt quá xa mức trung bình có thể gây căng thẳng, chậm trễ, ùn tắc, xung đột nếu không đồng bộ với những phần khác của cảng hàng không.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn quy hoạch cảng hàng không là bao lâu theo TCVN 12575:2019?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dạng sản phẩm măng đóng hộp theo TCVN 13119:2020?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp phòng ngừa chung về an toàn trong quá trình lấy mẫu nước theo TCVN 6663-1:2011?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về bố trí bình chứa bột và bình chứa khí đẩy đối với hệ thống chữa cháy bằng bột theo TCVN 13877-2:2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung về khảo nghiệm hiệu lực sinh học thuốc bảo vệ thực vật theo TCVN 12561:2022?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản thử nghiệm bao bì vận chuyển bao gồm các số liệu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4869-89?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm tôm thịt luộc chín đông lạnh phải đạt được các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5836–1994?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tiến hành đường chuẩn độ xác định hàm lượng clorua trong sản phẩm thịt theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4836-2:2009 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình lấy mẫu xác định tổng nồng độ các hợp chất hữu cơ trong khí thải lò đốt chất thải rắn theo TCVN 7558-2:2005 được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Môi trường nhiệt được chấp nhận là tiện nghi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7438:2004?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Thị Kim Linh
64 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào