Kiểm sát viên có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không?
Kiểm sát viên có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 của Nghị định này được tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu.
Người hoàn thành khóa đào tạo được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.
2. Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại đối với người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.
3. Người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 2 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
[...]
Theo đó, Kiểm sát viên sẽ được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại nếu đã có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên.
Kiểm sát viên được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại vẫn phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
Kiểm sát viên có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không? (Hình từ Internet)
Thời gian tập sự đối với Kiểm sát viên muốn hành nghề Thừa phát lại trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Tập sự hành nghề Thừa phát lại
[...]
4. Khi có căn cứ chấm dứt tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về việc chấm dứt tập sự.
5. Thời gian tập sự là 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.
6. Người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 11 của Nghị định này không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại.
[...]
Như vậy, thời gian tập sự đối với Kiểm sát viên muốn hành nghề Thừa phát lại trong 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.
Người hành nghề thừa phát lại không được kiêm nhiệm công việc nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Những việc Thừa phát lại không được làm
1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này, người hành nghề thừa phát lại không được kiêm nhiệm các công việc sau:
- Hành nghề công chứng.
- Luật sư.
- Thẩm định giá.
- Đấu giá tài sản.
- Quản lý, thanh lý tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?
- Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2024 cập nhật mới nhất? Cá độ bóng đá giải Ngoại hạng anh bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?