Từ 1/1/2025, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt là mấy năm?
Từ 1/1/2025, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt là mấy năm?
Căn cứ Điều 82 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt như sau:
Điều 82. Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
1. Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
[...]
Có thể thấy từ ngày 01/01/2025, đã bổ sung cấp Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt vào hệ thống Tòa án.
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt từ 1/1/2025 là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Từ 1/1/2025, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt là mấy năm? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt từ ngày 01/01/2025 cụ thể ra sao?
Theo đó, tại Điều 63 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2024 quy định cụ thể như sau:
Điều 63. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
1. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
2. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có bộ máy giúp việc.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Như vậy, cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt từ ngày 01/01/2025 như sau:
- Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
- Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có bộ máy giúp việc.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 62 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2024 quy định như sau:
Điều 62. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
1. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Sơ thẩm vụ án hành chính đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh trở lên theo quy định của Luật Tố tụng hành chính;
b) Ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;
c) Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 3 của Luật này và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
[...]
Theo đó, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Sơ thẩm vụ án hành chính đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 62 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2024;
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh trở lên theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015;
- Ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2024 và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?