Tên viết tắt của Ngân hàng Thế giới là gì? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có phải là cơ quan đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại nhóm Ngân hàng Thế giới không?
Tên viết tắt của Ngân hàng Thế giới là gì?
Hiện nay, tên viết tắt của Ngân hàng Thế giới (nhóm Ngân hàng Thế giới) được đề cập tại một số văn bản như:
[1] Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
[2] Thông tư 20/2022/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
[3] Quyết định 03/QĐ-NHNN năm 2024 phân công công tác Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
[4] Quyết định 145/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
[5] Nghị quyết 70/NQ-CP năm 2021 về cơ chế tài chính áp dụng đối với vốn đối ứng các dự án thành phần thuộc Dự án "Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam", vay vốn Ngân hàng Thế giới do Chính phủ ban hành
....và một số văn bản khác...
Theo đó, tại các văn bản được liệt kê trên, Ngân hàng Thế giới (nhóm Ngân hàng Thế giới) có tên tiếng anh là World Bank, có tên viết tắt là WB.
Tên viết tắt của Ngân hàng Thế giới là gì? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có phải là cơ quan đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại nhóm Ngân hàng Thế giới không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có phải là cơ quan đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại nhóm Ngân hàng Thế giới hay không?
Tại Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
[...]
15. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.
16. Đề xuất trình Chính phủ về ký kết điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA không hoàn lại không gắn với khoản vay của các tổ chức tài chính tiền tệ và ngân hàng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
...
Theo quy định hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đại diện Chính phủ Việt Nam tại nhóm Ngân hàng Thế giới.
Nhóm Ngân hàng Thế giới có thuộc tổ chức tài chính quốc tế hay không?
Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 23/2020/TT-NHNN có quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
7. Tổ chức tài chính quốc tế gồm:
a) Nhóm ngân hàng thế giới gồm: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (The International Bank for Reconstruction and Development - IBRD), Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company - IFC), Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development Association - IDA), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency - MIGA);
b) Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank - ADB);
c) Ngân hàng Phát triển Châu Phi (The African Development Bank - AfDB);
d) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD);
đ) Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The Inter-American Development Bank - IADB);
e) Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (The European Investment Bank - EIB);
g) Quỹ đầu tư Châu Âu (The European Investment Fund - EIF);
h) Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic Investment Bank - NIB);
i) Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean Development Bank - CDB);
k) Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic Development Bank - IDB);
l) Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The Council of Europe Development Bank - CEDB);
m) Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do chính phủ các nước đóng góp.
[...]
Theo đó, nhóm Ngân hàng Thế giới thuộc Tổ chức tài chính Quốc tế. Trong đó, nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ bao gồm:
- Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (The International Bank for Reconstruction and Development - IBRD),
- Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company - IFC),
- Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development Association - IDA),
- Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency - MIGA);
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Có ký hiệu là gì?
- Hình thức, số lượng câu trong bài thi phục hồi điểm bằng lái xe từ ngày 01/01/2025?
- Không hành nghề bao nhiêu lâu liên tục thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán?
- Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp mới nhất 2024?