Sẽ sửa đổi quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân?
- Sẽ sửa đổi quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân?
- Nguyên tắc xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân hiện nay là gì?
- Người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức nào?
Sẽ sửa đổi quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân?
Tại Mục 3 Chỉ thị 04/2024/CT-CA có quy định về công tác tăng cường kỷ cương, kỷ luật và kiểm soát quyền lực trong Tòa án nhân dân hiện nay như sau:
3. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và kiểm soát quyền lực
Tiếp tục thực hiện công khai hoạt động xét xử và hoạt động khác của Tòa án theo quy định của pháp luật. Việc quy định phân công ngẫu nhiên Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền phải bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan.
Nghiên cứu sửa đổi quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017. Yêu cầu các Thẩm phán nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc những quy định mới về trách nhiệm của Thẩm phán, những việc Thẩm phán không được làm.
Chế độ bảo vệ Tòa án, Nội quy phiên tòa, phiên họp phải được ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm duy trì an ninh, trật tự và sự tôn nghiêm của Tòa án. Các Tòa án tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về việc tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp.
Các Tòa án nhân dân tổ chức sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị mình; nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan để bảo đảm tổ chức và hoạt động của Tòa án hiệu lực, hiệu quả.
Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế về tổ chức và hoạt động của đơn vị mình cho phù hợp ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành.
Theo đó, trong thời gian tới, sẽ nghiên cứu sửa đổi quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017.
Hiện nay, Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 điều chỉnh việc áp dụng nguyên tắc, hình thức, hậu quả, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân có hành vi vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 không điều chỉnh việc xử lý trách nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và người giữ chức danh tư pháp trong các Tòa án quân sự.
(theo Điều 1 Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017)
Sẽ sửa đổi quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân hiện nay là gì?
Tại Điều 3 Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân hiện nay như sau:
- Kịp thời, khách quan, công bằng, nghiêm minh đúng quy định.
- Người có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý trách nhiệm về từng hành vi vi phạm và phải bị xử lý bằng hình thức trách nhiệm nặng hơn một mức so với hình thức xử lý trách nhiệm áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất.
- Không áp dụng hình thức xử lý trách nhiệm thay cho hình thức kỷ luật và các hình thức xử lý khác.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của người giữ chức danh tư pháp trong quá trình xử lý trách nhiệm.
- Những người bị xử lý trách nhiệm không đúng quy định sẽ được kịp thời khôi phục lại nhiệm vụ, quyền hạn và được xem như chưa bị xử lý trách nhiệm.
- Chỉ xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động tư pháp của Tòa án.
- Việc xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp được thực hiện khi xác định có hành vi vi phạm.
Người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức nào?
Tại Điều 4 Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về hình thức, hậu quả của việc xử lý trách nhiệm.
Theo đó, người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng các hình thức sau đây:
- Kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị;
- Tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Bố trí làm công việc khác;
- Chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán;
- Không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?