Người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong trường hợp nào?

Người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong trường hợp nào? Người bị tạm giam có được bố trí giam giữ ở buồng riêng theo nguyện vọng không?

Người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong các trường hợp dưới đây:

- Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giam.

- Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giam bỏ trốn.

- Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ.

- Khi cấp cứu người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A.

- Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác.

- Người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp.

- Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

- Người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo hình thức bị cách ly ở buồng kỷ luật do có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùm một chân.

Thời gian bị cùm chân do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Không áp dụng cùm chân đối với người bị kỷ luật là người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người khuyết tật nặng trở lên, người đủ 70 tuổi trở lên.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/05082024/nguoi-bi-tam-giam.jpg

Người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Người bị tạm giam có quyền bầu cử không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
a) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
b) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
[...]

Căn cứ theo khoản 5 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Điều 29. Nguyên tắc lập danh sách cử tri
[...]
5. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Điều 69. Nguyên tắc bỏ phiếu
[...]
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Như vậy, người bị tạm giam cũng có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam và được Tổ bầu cử phát phiếu bầu để thực hiện quyền bầu cử.

Người bị tạm giam có được bố trí giam giữ ở buồng riêng theo nguyện vọng không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Điều 18. Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:
[...]
e) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
[...]
i) Người bị kết án tử hình;
[...]
m) Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
[...]
4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;
b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.

Theo quy định trên, người bị tạm giam không được bố trí giam giữ ở buồng riêng theo nguyện vọng mà chỉ được giam giữ ở buồng riêng nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

- Người đồng tính, người chuyển giới.

- Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A.

- Người bị kết án tử hình.

- Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.

- Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.

Tạm giam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tạm giam
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản bắt bị can để tạm giam mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam thuộc về ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tiếp tục tạm giam sau khi phát hiện người đang bị tạm giam mang thai hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tạm giam và tạm giữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giam giữ chung buồng giam đối với những người cùng tham gia một vụ án hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt? Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nhận bảo lĩnh sẽ bị phạt tiền nếu bị can, bị cáo bỏ trốn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin thăm gặp người bị tạm giam mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tạm giam
Nguyễn Thị Kim Linh
828 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào