Sửa đổi ngành nghề kinh doanh chính của EVN từ ngày 01/8/2024?

Sửa đổi ngành nghề kinh doanh chính của EVN từ ngày 01/8/2024? Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính của EVN gồm có những ngành nghề nào?

Sửa đổi ngành nghề kinh doanh chính của EVN từ ngày 01/8/2024?

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 105/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định 26/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tại điểm a khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP có quy định ngành nghề kinh doanh chính của EVN như sau:

Điều 4. Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh
[...]
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện;
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.

Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2024/NĐ-CP có sửa đổi về ngành nghề kinh doanh chính của EVN như sau:

Điều 2. Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ
1. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 4 như sau:
“a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
Sản xuất, truyền tải, phân phối (bao gồm điều độ hệ thống điện phân phối) và kinh doanh mua bán điện năng;
Xuất nhập khẩu điện năng;
Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện;
Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.”
[...]

Như vậy, từ ngày 01/8/2024, EVN có những ngành nghề kinh doanh chính sau:

- Sản xuất, truyền tải, phân phối (bao gồm điều độ hệ thống điện phân phối) và kinh doanh mua bán điện năng;

- Xuất nhập khẩu điện năng;

- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;

- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện;

- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.

Sửa đổi ngành nghề kinh doanh chính của EVN từ ngày 01/8/2024?

Sửa đổi ngành nghề kinh doanh chính của EVN từ ngày 01/8/2024? (Hinh từ Internet)

Ngành nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành nghề kinh doanh chính của EVN gồm có những ngành nghề nào?

Tại điểm b khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP có quy định ngành nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành nghề kinh doanh chính của EVN bao gồm:

- Chế tạo thiết bị điện, đầu tư kinh doanh cơ khí điện lực;

- Xây lắp các công trình điện;

- Dịch vụ tự động hóa và điều khiển; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin (nghiên cứu, phát triển, triển khai, tư vấn và đào tạo) trong và ngoài nước, quản lý hệ thống viễn thông dùng riêng;

- Xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện;

- Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin; sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, vật liệu cách nhiệt, trang bị bảo hộ lao động;

- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công công trình viễn thông - công nghệ thông tin, các công trình công nghiệp và dân dụng;

- Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn mà Nhà nước giao cho EVN đối với các công trình điện;

- Đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài;

- Cho thuê văn phòng (hoạt động kinh doanh tại trụ sở EVN, số 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội).

Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam gồm có các công ty nào?

Tại khoản 1 Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP có quy định Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam là nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, bao gồm:

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp cấp 1);

- Các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo;

- Các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp cấp 2);

- Các công ty con của doanh nghiệp cấp 2 (doanh nghiệp cấp 3);

- Các doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

Tập đoàn điện lực
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tập đoàn điện lực
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi ngành nghề kinh doanh chính của EVN từ ngày 01/8/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tập đoàn điện lực
Lương Thị Tâm Như
420 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tập đoàn điện lực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tập đoàn điện lực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào