Bảng lương của chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Bảng lương của chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định như sau:
Điều 13. Xếp lương đối với công chức chuyên ngành thi hành án dân sự
Công chức chuyên ngành thi hành án dân sự được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ) như sau:
a) Ngạch Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1;
b) Ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1;
c) Ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A1;
d) Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại B.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024 mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng. (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định về cách tính lương khi lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 như sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Như vậy, bảng lương của chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự sự khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu như sau:
Công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) | Hệ số lương | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 4,40 | 10.296.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 11.091.600 |
Bậc 3 | 5,08 | 11.887.200 |
Bậc 4 | 5,42 | 12.682.800 |
Bậc 5 | 5,76 | 13.478.400 |
Bậc 6 | 6,10 | 14.274.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 15.069.600 |
Bậc 8 | 6,78 | 15.865.200 |
Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.
Bảng lương của chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BTP, thì nhiệm vụ của Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự được quy định như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
- Tham gia xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thi hành án, biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Chấp hành viên sơ cấp, Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án;
- Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; đề xuất biện pháp, chỉ đạo việc thi hành các quyết định thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
- Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, kiến nghị, đề xuất biện pháp tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nắm tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền theo sự phân công;
- Tham gia nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn thi hành án;
- Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BTP thì tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự như sau:
- Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Am hiểu sâu về nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Nắm được tình hình và xu thế phát triển của công tác thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
- Có khả năng phối hợp tốt với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của toà án; quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp, thành thạo kỹ năng xây dựng văn bản, tài liệu liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và thuyết trình về các vấn đề được giao;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?