Trường hợp nào bị phạt lỗi xe không chính chủ? Mức phạt đối với lỗi xe không chính chủ như thế nào?
Trường hợp nào bị phạt lỗi xe không chính chủ?
Tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy đinh như sau:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
[...]
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
[...]
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;
[...]
Căn cứ theo Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
[...]
10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
[..]
Theo quy định nêu trên, thì người dân chỉ bị phạt lỗi không chính chủ (không làm thủ tục đăng ký sang tên xe) trong trường hợp bị phát hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông hoặc thông qua công tác đăng ký xe.
Trường hợp nào bị phạt lỗi xe không chính chủ? Mức phạt đối với lỗi xe không chính chủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phạt đối với lỗi xe không chính chủ như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy đinh như sau:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
[...]
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
[...]
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;
[...]
Như vậy, mức phạt đối với lỗi xe không chính chủ như sau:
[1] Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô như sau:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức.
[2] Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?